đồng mua bán doanh nghiệp tƣ nhân
3.2.1. Kiến nghị về đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
Đối tượng được chuyển giao theo hợp đồng mua bán DNTN là một tổ hợp tài sản bao gồm tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Quan điểm tài sản
62
doanh nghiệp gồm hai bộ phận: tài sản hữu hình và tài sản vô hình là phù hợp xét trên cả hai phương diện kinh tế và pháp luật; thuận tiện cho việc định giá từng loại tài sản để đi đến định giá tổng thể các loại tài sản, xác định giá trị của doanh nghiệp, xác định các nghĩa vụ về tài sản của các chủ thể. Đồng thời nó cũng phù hợp với quy định về tạo lập và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp theo pháp luật về tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chưa có sự thống nhất về cách nhìn nhận này, mỗi văn bản pháp luật lại đưa ra những cách liệt kê riêng đối với tài sản doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần thống nhất quy định về định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp đặc biệt là các tài sản trí tuệ.
3.2.2. Kiến nghị về chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định chủ sở hữu DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình, theo đó trong quan hệ mua bán DNTN đã xác định rõ bên bán là chủ sở hữu DNTN, nhưng bên mua là ai?. Pháp luật chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này, có thể xuất phát từ việc pháp luật tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân nên tất cả những cá nhân, tổ chức đáp ứng các yêu cầu luật định không nằm trong nhóm đối tượng bị cấm quản lý, thành lập doanh nghiệp thì đều có thể mua lại DNTN. Nhưng nếu chủ thể mua lại chỉ đơn thuần là mua lại khối tài sản của doanh nghiệp, thì cán bộ công chức nhà nước có thể tham gia vào quan hệ mua bán DNTN với tư cách là bên mua hay không. Bên cạnh đó là mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, vậy một cá nhân đã là chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân rồi thì có được mua lại một doanh nghiệp tư nhân khác không. Cần có văn bản hướng dẫn quy định rõ việc thực hiện quyền tham gia giao dịch mua bán DNTN của các chủ thể, trong đó nhấn mạnh trường hợp những chủ thể không thể trở thành thương nhân thì cũng không được tham gia giao dịch mua bán DNTN, tránh trường hợp bị cấm quyền kinh doanh, nhưng
63
không bị cấm quyền mua lại doanh nghiệp nên sau khi mua lại, tiếp tục đem bán sản nghiệp thương mại vì mục đích lợi nhuận. Trong khi việc chuyển nhượng các yếu tố của sản nghiệp thương mại hết sức phức tạp, đòi hỏi quy trình chặt chẽ. Quyền tự do kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức là quyền hiến định, pháp luật nên khuyến khích việc đầu tư theo chiều sâu tức là tham gia giao dịch mua bán DNTN để tiếp tục khai thác, đưa các sản nghiệp thương mại đó vào phát triển sản xuất, kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần mua lại để bán lại nhằm kiếm lời do sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Đồng thời cần thống nhất việc xác định chủ thể mua lại DNTN theo luật doanh nghiệp và luật cạnh tranh. Luật cạnh tranh cho rằng bên mua lại doanh nghiệp là doanh nghiệp, như vậy hạn chế quyền mua lại doanh nghiệp của các cá nhân.
Hiện nay, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư dẫn đến số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Điều này mang lại những tín hiệu vui cho nền kinh tế nước nhà. Nói về mua bán doanh nghiệp thì pháp luật đầu tư quy định, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo trường hợp sau:
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam;
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam;
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, pháp luật đầu tư mới đưa ra và giải quyết việc nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam với ba trường hợp trên. Vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua lại DNTN hay không. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều được bình đẳng về quyền tự do kinh doanh, cần tạo điều kiện cho
64
nhà đầu tư nước ngoài có thể mua lại DNTN không chỉ dừng lại ở việc mua lại cổ phần, vốn góp của các doanh nghiệp trong nước để tiến hành công việc kinh doanh. Pháp luật kinh doanh thương mại cần xem xét, quy định chặt chẽ hơn đối với các vấn đề nêu trên, giúp các nhà đầu tư tránh khỏi sự lúng túng, khó khăn khi tham gia vào thị trường mua bán doanh nghiệp nói chung và mua bán DNTN nói riêng.
3.2.3. Kiến nghị về hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
Hợp đồng mua bán DNTN có hiệu lực, làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định đối với các bên trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động. Theo như phân tích ở trên, sự mâu thuẫn tồn tại ngay trong cùng một điều luật. Về mặt nguyên lý, cũng như luật định thì mọi nghĩa vụ về tài sản luôn gắn liền với chủ sở hữu DNTN không ngoại trừ nghĩa vụ thanh toán tiền lương hay chế độ khác đối với người lao động phát sinh từ trước khi DNTN được chuyển giao. Tuy nhiên, ngay trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, có quy định, bên bán và bên mua doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật lao động. Luật lao động nhấn mạnh, người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm “tiếp tục” thực hiện hợp đồng lao động với người lao động, chịu trách nhiệm trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động. Điều này có thể dẫn đến cách hiểu người mua phải tiếp nhận nghĩa vụ đối với người lao động như trả lương và các quyền người lao động được hưởng từ doanh nghiệp cũ chuyển sang tức là bao gồm cả những nghĩa vụ về tài sản liên quan đến người lao động mà doanh nghiệp cũ chưa hoàn thành. Pháp luật lao động bảo vệ quyền lợi của người lao động, loại trừ những khả năng người sử dụng lao động có thể trốn tránh nghĩa vụ với người lao động nên quy định như vậy là hợp lý. Luật doanh nghiệp cần chỉ rõ ra rằng bên bán và bên mua cần thỏa thuận về phương án sử dụng lao động khả thi và việc tiếp nhận hay không những nghĩa vụ đối với người lao động mà bên bán chưa thực hiện, còn
65
phương án sử dụng lao động như thế nào, nghĩa vụ của bên mua sau khi trở thành người lao động kế tiếp như thế nào, sẽ do pháp luật lao động quy định, tránh quy định chung chung là “tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động”.
3.2.4. Kiến nghị về quy trình thực hiện giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân
Luật doanh nghiệp quy định sau khi mua doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại. Điều này được hiểu là, sau khi mua, người mua tiến hành đăng ký kinh doanh lại cho DNTN với tư cách chủ doanh nghiệp là chính mình. Trong một số trường hợp bên mua lại DNTN là tổ chức kinh tế như công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không phải là cá nhân thì có hay không việc áp dụng quy định đăng ký kinh doanh lại này.
Thực tế, đăng ký kinh doanh lại đối với tổ chức kinh tế như trên sau khi mua lại DNTN là điều không khả thi và có lẽ cũng hiếm xảy ra. Vậy, sau khi mua lại doanh nghiệp tư nhân mà bên mua muốn tiếp tục kinh doanh trên cơ sở doanh nghiệp mua lại, tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp mình vừa mua lại thì quy định đăng ký kinh doanh lại thực sự là hạn chế trong trường hợp nêu trên. Do đó, cần quy định rõ hơn những vấn đề hậu mua bán doanh nghiệp. Sau khi mua lại DNTN, đối với trường hợp bên mua là tổ chức kinh tế thì không cần đăng ký kinh doanh lại, nếu việc mua lại doanh nghiệp làm thay đổi nội dung kinh doanh như chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác, thì chỉ cần đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
3.2.5. Kiến nghị về lựa chọn luật áp dụng
Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, người viết đã mạnh dạn nêu ở phần thực trạng một tình huống mà mình đã sưu tầm được. Cụ thể tình huống: Ông Nguyễn Văn A là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân A’, ông A là bị can trong một vụ án hình sự,
66
hiện đang bị tạm giam để điều tra (ông A không phạm vào tội mà BLHS quy định có thể bị tịch thu tài sản hoặc phạt tiền, ông không được tiếp xúc với những người bên ngoài trừ luật sư). Ông A có nguyện vọng muốn bán doanh nghiệp tư nhân của mình. Câu hỏi đặt ra là: trong trường hợp này ông A có quyền bán DNTN của mình hay không và nếu có thì làm thế nào để ông có thể bán được DNTN của mình?.
Giải quyết vấn đề này cần xem xét những quy định của BLDS, BLTTHS, Luật Doanh nghiệp về việc có nghiêm cấm hay không cấm chủ sở hữu DNTN thực hiện quyền tham gia vào giao dịch mua bán DNTN khi đang bị tạm giam. Theo BLDS 2015: cá nhân đáp ứng những điều kiện về năng lực hành vi dân sự thì có quyền tham giao vào các giao dịch dân sự; Ông A là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ông có quyền tham gia vào giao dịch mua bán DNTN để xác lập quyền cũng như gánh chịu trách nhiệm, nghĩa vụ phát sinh từ hành vi pháp lý mà ông thực hiện; BLDS không có quy định cụ thể về việc cấm chủ sở hữu DNTN bị tạm giam thì không được bán doanh nghiệp. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, ngoài việc bị tước bỏ quyền tự do thân thể, người bị tạm giam còn bị tước một số quyền công dân như: quyền bầu cử, quyền ứng cử; ông đang bị tạm giam để điều tra chứ chưa bị kết tội, chưa bị tước quyền tham gia vào các giao dịch dân sự nhưng việc ông bị tạm giam sẽ gây ra những hạn chế nhất định với quyền này; BLTTHS cũng không có quy định cấm chủ sở hữu DNTN khi bị tạm giam thì không được bán doanh nghiệp của mình. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020: người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh thì không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, trường hợp của ông A không nằm trong phạm vi điều cấm này. Như vậy khẳng định, ông A không bị tước quyền bán DNTN của mình khi ông đang bị tạm giam.
Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng vấn đề này còn nhiều vướng mắc. Mâu thuẫn không nằm ở các văn bản pháp luật mà mâu thuẫn nằm ở chỗ giữa một
67
bên là luật định, một bên là nội quy, quy chế ngành khi mà luật không cấm nhưng quy định nội bộ của trại tạm giam lại hạn chế việc thực hiện quyền này. Với thực tế đó, giải pháp để bảo vệ quyền lợi chủ DNTN là gì. Để ông A có thể bán được doanh nghiệp khi không được phép tiếp xúc với bên ngoài trừ luật sư, luật sư có thể làm đơn yêu cầu trích xuất bị can ra ngoài trại tạm giam gửi cơ quan quản lý trại giam, cơ quan điều tra, nội dung đơn yêu cầu trích xuất phải khẳng định được trại tam giam chỉ có quyền quản lý, giám sát bị can chứ không được hạn chế hay cấm bị can thực hiện quyền dân sự trong trường hợp này, sau đó tổ chức thực hiện ủy quyền tại một địa điểm xác định như văn phòng công chứng, trại tạm giam phải cử người đi kèm và giám sát bị can.
Giải pháp để bảo vệ chủ DNTN trong trường hợp này là cần quy định rõ hơn bằng việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng trong trường hợp này, nhấn mạnh việc người bị tạm giam để điều tra không bị cấm hay hạn chế thực hiện quyền dân sự trên. Đồng thời luật cũng phải có quy định rõ ràng về xung đột giữa quy định ngành và quy định pháp luật thì đương nhiên những quy định ngành sẽ bị loại trừ và được thay thế bằng quy định khác phù hợp với pháp luật.