Thực trạng về nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 42)

tƣ nhân

Trước kết cần khẳng định, mục đích và nội dung của hợp đồng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Mục đích của hợp đồng được hiểu là những nhu cầu hay những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các bên mong muốn đạt được. Điều này được phản ánh thông qua nội dung của hợp đồng với những điều khoản cụ thể. Một hợp đồng sẽ bị coi là bất hợp pháp khi mục đích và nội dung của nó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với thuần phong mỹ tục, trật tự công cộng.

Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân là sự thoả thuận giữa hai bên (bên bán và bên mua), nó có thể bao gồm những điều khoản chủ yếu sau:

1.Điều khoản về chủ thể;

2.Điều khoản về đối tượng của hợp đồng; 3.Điều khoản về định giá doanh nghiệp;

4.Điều khoản về cách thức chuyển giao và kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp;

5.Điều khoản về thanh toán;

6.Điều khoản về đảm bảo thực hiện hợp đồng; 7.Điều khoản về vấn đề vi phạm hợp đồng;

38

8.Điều khoản về giải quyết tranh chấp;

9.Điều khoản về vấn đề vô hiệu của hợp đồng; 10. Điều khoản về chấm dứt hợp đồng.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp chính là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng. Một số vấn đề các bên cần lưu ý về nội dung của hợp đồng mua bán DNTN như:

- Đối tượng của hợp đồng: cần liệt kê chi tiết danh mục những tài sản được chuyển giao, tình trạng tài sản;

- Thỏa thuận về việc chuyển giao nghĩa vụ: các bên có thể thỏa thuận chi tiết phạm vi những nghĩa vụ có thể chuyển giao;

- Giá mua, phương thức và thời hạn thanh toán: căn cứ vào việc định giá doanh nghiệp các bên thỏa thuận, quyết định vấn đề;

- Thời điểm kết thúc giao dịch mua bán: do tính chất phức tạp của giao dịch mua bán DNTN trong việc thực hiện những vấn đề liên quan như chuyển giao các loại tài sản (tài sản vô hình và tài sản hữu hình) dẫn đến thời điểm hoàn thành giao dịch có thể cách xa so với thời điểm ký kết hợp đồng. Do vậy, các bên cần thỏa thuận chính xác thời điểm giao dịch hoàn thành có thể khi nào? hoặc sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ chuyển giao loại tài sản hay công việc gì đó?. Điều này nhằm tránh những rắc rối khi trong quá trình thực hiện hợp đồng, kế tiếp quyền và nghĩa vụ, tránh việc kéo dài thời hạn kết thúc hợp đồng làm ảnh hưởng tới những bên liên quan.

Trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng, để tránh những mâu thuẫn xung đột, tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng cũng như khi kết thúc hợp đồng các bên cần dự liệu tối đa những tình huống có thể xảy ra, quy định thật chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các điều khoản liên quan khác. Các điều khoản trong hợp đồng càng đầy đủ, càng chi tiết, cụ thể

39

thì vấn đề thực hiện càng thuận lợi, giúp hạn chế tối đa việc nảy sinh những mâu thuẫn, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

2.3. Hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tƣ nhân

Khi nói hợp đồng là căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ, thì có nghĩa là hợp đồng làm phát sinh ra quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định [9]. Trong mối quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định thì một bên có quyền yêu cầu, còn bên kia phải thực hiện hành vi nhất định theo yêu cầu đó. Theo đó, Hiệu lực của hợp đồng sẽ dẫn đến sự tạo lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các thể nhân, pháp nhân trong quan hệ hợp đồng như chấm dứt quyền sở hữu của bên bán với tài sản được chuyển giao, làm phát sinh quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản được chuyển giao. Hợp đồng được coi là luật của các bên tham gia giao dịch nên hiệu lực của hợp đồng cũng ràng buộc các bên như pháp luật đối với các bên chủ thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng.

Hiệu lực của hợp đồng mua bán DNTN làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đối nhau. Hợp đồng mua bán DNTN được đặc trưng bởi việc bên chuyển nhượng có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản có của mình đưa vào DNTN cho bên nhận chuyển nhượng, đổi lại, bên nhận chuyển nhượng phải trả tiền cho bên chuyển nhượng. Nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên chuyển nhượng trong hợp đồng mua bán DNTN. Bên cạnh đó người bán có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản, bảo đảm chất lượng và bảo hành đối với tài sản mua bán cho người mua. Đối tượng của hợp đồng mua bán DNTN là một tổ hợp bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Đối với các tài sản hữu hình, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu của bên bán cho bên mua được coi là hoàn thành khi vật được giao cho bên mua (đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu) hoặc khi hoàn thành việc đăng ký quyền sở hữu cho bên mua (đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu). Đối với tài sản vô hình, thời điểm chuyển giao

40

quyền sở hữu là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển giao quyền sở hữu. Việc định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán DNTN là rất quan trọng. Các bên phải căn cứ vào hợp đồng để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng đó. Do vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên càng được định rõ thì quá trình thực hiện hợp đồng càng thuận lợi. Đối với những vấn đề không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không cụ thể trong hợp đồng thì phải thực hiện theo pháp luật dân sự, thương mại.

Hợp đồng mua bán DNTN phát sinh hiệu lực thì bên bán và bên mua có quyền, nghĩa vụ như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên bán

- Bên bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác và trung thực về doanh nghiệp để bên mua xem xét và tiến tới giao dịch như thông tin về các khoản nợ, số lượng người lao động, danh sách khách hành, các hợp đồng kinh tế hoặc các dự án đang thực hiện. Đồng thời tuyên bố và bảo đảm giúp bên mua biết được tình trạng pháp lý và hoạt động của doanh nghiệp;

- Bên bán có quyền nhận đủ và đúng thời hạn số tiền chuyển nhượng DNTN theo thỏa thuận của hai bên về giá bán DNTN;

- Bên bán có nghĩa vụ bàn giao doanh nghiệp cho bên mua bao gồm: Giấy tờ sổ sách chứng từ, tài sản của Doanh nghiệp và các quyền và nghĩa vụ của DNTN đối với bên thứ ba (theo thỏa thuận của hai bên).

- Bên bán có trách nhiệm cùng bên mua hoàn tất nghĩa vụ pháp lý của Doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như đối với bên thứ ba khác theo quy định của pháp luật cho đến khi việc chuyển nhượng được hoàn tất;

41

- Bên bán có trách nhiệm thông báo việc mua bán Doanh nghiệp tư nhân tới các cơ quan Nhà nước hữu quan và các đối tác cũng như khách hàng có liên quan;

- Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua hoặc bị phạt vi phạm nếu vi phạm cam kết trong hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật;

- Phối hợp với bên mua lại doanh nghiệp giải quyết các vấn đề “hậu mua bán doanh nghiệp” như các vấn đề về nhân sự, giải quyết các vấn đề về quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp mua lại không sử dụng hết số lao động của doanh nghiệp bán, giải quyết những hợp đồng kinh tế đang được thực hiện với khách hành đã ký kết trước khi bán doanh nghiệp, xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay hoặc hợp đồng thế chấp của bên bán;

- Yêu cầu bên mua tuân thủ quy định về bảo mật thông tin cho đến khi quá trình thực hiện hợp đồng mua bán kết thúc, tránh trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên không thỏa thuận được các vấn đề phát sinh dẫn đến hủy hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên mua sẽ sử dụng những thông tin có được để gây bất lợi cho bên bán [1, tr.48].

- Trong trường hợp bên bán không bàn giao đủ các thông tin cần thiết liên quan đến tình hình kinh doanh thực tế của Doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho bên mua cũng như Doanh nghiệp này thì bên bán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua

- Được quyền tiếp cận các thông tin liên quan đến doanh nghiệp; có quyền khảo sát thực trạng doan nghiệp, nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp;

- Bên mua có quyền yêu cầu thẩm định pháp lý để xác định tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, xác minh tài sản, các khoản nợ / trách nhiệm đối với các khoản nợ, nhận diện rủi ro pháp lý;

42

- Bên mua có quyền yêu cầu bên bán cung cấp tất cả các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cũng như các giấy tờ, sổ sách, tài liệu, hoá đơn, chứng từ, con dấu cần thiết và tài sản của Doanh nghiệp tư nhân;

- Được kế thừa quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của doanh nghiệp (có thỏa thuận) theo hợp đồng cũng như quy định pháp luật

- Bên mua có quyền yêu cầu bên bán giúp đỡ và cùng tham gia giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh trước đó của Doanh nghiệp trong các trường hợp cần thiết mà nếu không có sự tham gia của bên bán thì việc giải quyết sẽ gặp khó khăn;

- Được quyền yêu cầu bồi thường trong trường hợp bên bán vi phạm các cam kết trong hợp đồng

- Ngay khi Hợp đồng có hiệu lực và hoàn tất thủ tục pháp lý cần thiết cho việc sử đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân bên mua có quyền chính thức tiếp quản và điều hành toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp;

- Bên mua phải thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn số tiền quy định trong hợp đồng về giá bán cho bên bán;

- Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân được hoàn tất, Bên mua phải hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động và nghĩa vụ của Doanh nghiệp tư nhân trước Nhà nước và các bên thứ ba có liên qua khác.

- Tiếp nhận số lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, đồng thời kế thừa các nghĩa vụ đối với những lao động đã tiếp nhận; chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động theo khoản 5 điều 1 luật lao động sửa đổi, bổ sung, trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định pháp luật;

- Có trách nhiệm giữ bí mật thông tin thu được từ việc khảo sát thực trạng và các tài liệu của doanh nghiệp; không được tiết lô hay sử dụng các

43

thông tin này với mục đích gây tổn hại cho bên bán; có trách nhiệm hoàn trả các thông tin nếu giao dịch giữa hai bên thất bại;

- Có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về thuế chuyển nhượng nếu các bên thỏa thuận đây là nghĩa vụ của bên mua lại DNTN;

- Trường hợp bên mua quyết định tiếp tục tổ chức sản xuất kinh doanh thì phải thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh lại theo luật doanh nghiệp.

Nói về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, cần phải nhắc tới trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp cũ. Về nguyên lý, chủ sở hữu doanh nghiệp cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện được. Luật Doanh nghiệp hiện hành ghi nhận quyền tự do thoả thuận cho các bên trong quan hệ mua bán doanh nghiệp. Theo đó bên bán, bên mua và các chủ nợ có thể thoả thuận với nhau để đi đến chuyển nhượng một số hoặc tất cả các nghĩa vụ như quá trình chuyển nhượng tài sản trong mua bán doanh nghiệp. Quy định này cũng như quy định về đăng kí kinh doanh lại đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho bên mua, người lao động và các chủ nợ của doanh nghiệp bởi vì với quy chế trách nhiệm vô hạn của mình nhất định chủ doanh nghiệp tư nhân mới sẽ đương nhiên phải gánh vác các khoản nợ cho doanh nghiệp cũ nếu như việc không kê khai các nghĩa vụ và các khoản nợ này xảy ra. Trong quan hệ hợp đồng mua bán DNTN, bên mua lại sẽ tránh được những rủi ro phải gánh vác các khoản nợ của doanh nghiệp cũ trong trường hợp không cam kết về điều khoản trả nợ hoặc bên bán không thông báo về trình trạng nợ của mình cho bên mua.

Luật Doanh nghiệp hiện hành yêu cầu người bán và người mua doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định của pháp luật về lao động. Theo pháp luật lao động, trong trường hợp này người sử dụng lao động kế tiếp tức là doanh nghiệp đi mua lại DNTN có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động, trong trường hợp không sử dụng hết số lao động

44

hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang; Người sử dụng lao động cũ và người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi của người lao động, trong đó phải xác định rõ trách nhiệm về khoản kinh phí đào tạo, kinh phí trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của Công đoàn cơ sở và khi thực hiện phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về lao động. Nhìn vào những quy định này thì thấy trách nhiệm rất lớn của bên mua trong việc tiếp nhận nghĩa vụ liên quan đến người lao động, với những quy định này thì bên mua sẽ phải gánh chịu những rủi ro pháp lý liên quan đến lao động do chủ sở hữu doanh nghiệp bán để lại, trong khi trách nhiệm giải quyết những vấn đề này lại thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp cũ. Ví dụ, trường hợp việc thanh toán Bảo hiểm Xã hội khi chủ sở hữu DNTN cũ thực hiện không tốt để lại, chưa thanh toán hết tiền lương cho người lao động đến thời điểm chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp. Nếu bên mua không cân nhắc kỹ thì theo những quy định trên, trách nhiệm pháp lý liên quan bên mua sẽ phải kế thừa, còn bên bán được thoát khỏi những trách nhiệm đối với người lao động sau khi bán lại doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định: bên bán phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện thì có thể suy ra rằng trong đó bao gồm cả những nghĩa vụ về tài sản liên quan đến người lao động như tiền lương chưa trả, các quyền lợi mà người lao động chưa được hưởng trong thời gian làm việc tại DNTN cũ thì bên bán phải chịu trách nhiệm hoàn thành; chứ bên mua không phải gánh chịu những nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)