Thực trạng các qui định về vi phạm và chế tài do vi phạm hợp đồng mua

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 51 - 55)

đồng mua bán doanh nghiệp tƣ nhân

2.4.1. Vi phạm hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Vi phạm hợp đồng mua bán DNTN là hành vi có lỗi của một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận, cam kết với nhau. Vi phạm hợp đồng được chia thành vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản.

47

Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng và bên bị vi pháp có quyền tuyên bố tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy hợp đồng. Tuy nhiên, thức tế tranh chấp kinh doanh thương mại cho thấy không dễ dàng xác định đâu là vi phạm cơ bản, cho đến nay luật thương mại cũng chưa có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Xác định hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng có thể căn cứ vào các yếu tố: có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; sự vi phạm đó làm mất đi điều mà các bên mong đợi từ hợp đồng (xác định thiệt hại dựa trên giá trị kinh tế của hợp đồng, mức độ tổn hại về tài chính, mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động khác); nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được” [15]. Đối với những vi phạm không cơ bản, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [33, tr.259].

Điển hình của việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là các bên không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng như bên bán không chuyển giao doanh nghiệp, bên mua không trả tiền hay bên bán DNTN đã thiết lập một vật quyền phụ thuộc trên tài sản đem bán, có thể là một tài sản nào đó trong doanh nghiệp đã được mang đi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho chủ DNTN trong một giao dịch khác như tài sản bị mang đi thế chấp ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay của chủ doanh nghiệp. Bên mua đã vi phạm nghĩa vụ khai báo thông tin gây thiệt hại cho bên bán. Theo quy định của pháp luật, tài sản đã đem cầm cố, thế chấp thì không được chuyển nhượng cho người khác. Việc chuyển nhượng tài sản đã cầm cố, thế chấp là trái pháp luật vì nó xâm phạm đến quyền lợi của những người nhận thế chấp (các chủ nợ) khác.

48

2.4.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Việc vi phạm nghĩa vụ được xem như vi phạm pháp luật. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 1134), tức là nghĩa vụ hợp đồng cũng có giá trị như luật. Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự – một loại trách nhiệm pháp lý [10]. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu, trong luật dân sự gọi đó là chế tài dân sự, luật thương mại thì gọi đó là chế tài thương mại. Chế tài trong dân sự bao gồm: bồi thường, buộc thực hiện đúng nghĩa vụ, thỏa thuận phục hồi nghĩa vụ bằng chi phí của chủ nợ, phạt vi phạm. Ngoài các chế tài nêu trên, Luật thương mại năm 2005 có thêm ba loại chế tài: tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán DNTN sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do luật định. Trong trường hợp, hợp đồng có quy định về các chế tài phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại thì áp dụng các quy định trong hợp đồng về mức phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Nếu các bên không quy định vấn đề này sẽ áp dụng các quy định của luật thương mại, dân sự để giải quyết, theo đó nếu các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. Trong trường hợp có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại nhưng không thỏa thuận về mức bồi thường thì bên có lỗi phải bồi thường toàn bộ thiệt. Đối với trường hợp vi phạm dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng thì bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.

Nghĩa vụ chứng minh sự vi phạm khi bên bị coi là vi phạm muốn thoát khỏi các chế tài đó. Luật thương mại năm 2005 ghi nhận bên vi phạm nếu muốn thoát khỏi việc gánh chịu các chế tài thì có nghĩa vụ chứng minh mình

49

không có lỗi để được hưởng chế độ miễn trách nhiệm. Điều 249 Luật thương mại năm 2005 quy định, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; - Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên để được coi là trường hợp được miễn trách nhiệm bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện thủ tục luật định. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết , nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình. Thực tế không phải trong mọi trường hợp vi phạm nghĩa vụ chứng minh đều thuộc bên vi phạm, có trường hợp nếu bên bị vi phạm muốn đòi bồi thường thì phải chứng minh lỗi của bên vi phạm. Điều này xuất phát từ việc phân loại nghĩa vụ nếu là nghĩa vụ thành quả (nghĩa vụ theo kết quả công việc), bên vi phạm muốn thoát khỏi lỗi thì phải chứng mình; nếu là nghĩa vụ mẫn cán, trung thực (nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất), gánh nặng chứng minh thuộc bên bị vi phạm [10]. Phần lớn các nghĩa vụ hợp đồng mua bán DNTN là nghĩa vụ thành quả, xác định. Trong số các nghĩa vụ của bên mua DNTN, có cam kết giữ bí mật về các thông tin, tài liệu liên quan đến doanh nghiệp như: bí mật kinh doanh, tình hình tài chính trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây được coi là nghĩa vụ theo kết quả công việc, bên mua cam kết rằng không tiết lộ những thông

50

tin đó bên thứ ba, đồng nghĩa với việc một kết quả được xác định là không có bên thứ ba được biết những thông tin này. Bên mua nếu tiết lộ những thông tin này thì mặc nhiên có nghĩa vụ chứng minh nếu muốn thoát khỏi các chế tài, bên bán không phải chứng minh lỗi của bên mua vì việc không thực hiện đúng cam kết hợp đồng được xem là có lỗi.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)