Với khả năng chia việc khôi phục toàn bộ khóa thành các phần nhỏ và việc tấn công tìm các phần của khóa có thể thực thi bởi phương pháp vét cạn với sự trợ giúp của các thông tin từ vết điện năng tiêu thụ, quá trình tính toán khôi phục khóa trong tấn công phân tích điện năng tiêu thụ có thể thực thi trong thời gian hợp lý với năng
lực tính toán nhỏ. Hiện nay, quá trình tính toán khôi phục khóa bí mật trong tấn
Số lượng vết điện năng tiêu thụ phải sử dụng để khôi phục thành công khóa của thiết bị được sử dụng làm tham số để đánh giá hiệu quả của tấn công. Nếu một tấn công cần ít số vết điện năng tiêu thụ để khôi phục khóa thành công thì đó là một tấn công hiệu quả.
Điện năng tiêu thụ của thiết bị mật mã
1.3.1. Đặc điểm điện năng tiêu thụ của thiết bị mật mã
Thành phần chính trong các thiết bị mật mã là các mạch điện tử. Trong công nghệ mạch điện tử, có một giới hạn nhỏ nhất về kích thước vật lý của các phần tử logic nên nó yêu cầu một lượng thời gian tối thiểu để thực hiện chức năng và tiêu hao năng lượng khi mạch hoạt động. Do đó, bức xạ điện từ phát xạ ra từ mạch điện, điện năng tiêu thụ của mạch điện sinh ra một cách tự nhiên từ các hoạt động của mạch điện và không thể loại bỏ. Chúng được coi là các dạng thông tin kênh kề, hay rò rỉ kênh kề của mạch điện và có thể được sử dụng trong tấn công tìm các thông tin bí mật trong thiết bị.
Hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay được chế tạo theo công nghệ CMOS. Điện năng tiêu thụ của một mạch CMOS là tổng điện năng của các phần tử logic tạo thành mạch điện. Do đó, điện năng tiêu thụ phụ thuộc chủ yếu vào số lượng phần tử logic trong một mạch, sự kết nối giữa chúng và cách các phần tử được
xây dựng. Để mạch hoạt động, nó được cấp một điện áp không đổi VDD cùng với các tín hiệu đầu vào như
trên Hình 1.3. Gọi tổng dòng điện tức thời là ( ) và điện năng tiêu thụ tức thời là ( ). Điện năng tiêu thụ trung
bình Pcir của mạch trong thời gian được tính bởi biểu thức (1.1).
=