.4 Tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 94)

Chỉ tiêu phản ánh rằng 100 đồng doanh thu có thể tạo bao nhiêu tiền mặt cho doanh nghiệp hay nói cách khác là khả tạo tiền mặt từ doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu giúp loại ra các doanh thu ảo, doanh thu không có khả năng thu hồi vốn, chậm thanh toán trong kỳ. Từ đó đánh giá đƣợc doanh thu thực chất tạo tiền của doanh nghiệp.

+ Lƣu chuyển tiền từ kinh doanh trên doanh thu

Lƣu chuyển tiền từ kinh doanh trên doanh thu =

Công thức 3.5 Lưu chuyển tiền từ kinh doanh trên doanh thu

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hay khả năng tạo tiền từ doanh thu của doanh nghiệp. Các dấu

Tỷ lệ tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần

hiệu về rủi ro không thu hồi công nợ thể hiện rất rõ tại chỉ tiêu này khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm so với doanh thu.

+ Khả năng tạo tiền

Khả năng tạo tiền =

(%) [3.6]

Công thức 3.6 Khả năng tạo tiền

Chỉ tiêu giúp phản ánh tổng thể dòng tiền của doanh nghiệp khi so với doanh thu cũng nhƣ mức độ tạo tiền hoặc sử dụng tiền của doanh nghiệp

Ứng dụng trong phân tích dòng tiền của Công ty Hùng Vƣơng:

Bảng 3.6 Phân tích bổ sung nhóm chỉ tiêu dòng tiền Công ty Hùng Vƣơng

Nhóm chỉ tiêu dòng tiền 2020 2019 2018

1 Tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu 108,93% 81,46% 101,66% 2 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

trên doanh thu 0,06% 3% 12%

3 Khả năng tạo tiền 6,53% - 6,52% 7,69%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC Công ty Hùng Vương Dựa vào các chỉ tiêu bổ sung, ta có thể phân tích thêm các thông tin sau

Tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu năm 2020 đạt 108,93% doanh thu thuần. Tăng hơn 28% so với năm 2019. Năm 2019 doanh thu công ty lớn nhƣng tiền thu từ kinh doanh không nhiều tỷ lệ tiền thực thu trên donh thu đạt thấp trong cả 3 năm chỉ đạt 81,46%. Do đó, năm 2020, công ty tích cực thu hồi các công nợ phát sinh trong năm 2019 làm tăng số tiền thu từ kinh doanh vƣợt doanh thu trong năm. Điều này phản ảnh dấu hiệu chậm thu hồi công nợ của công ty. Khả năng thu hồi công nợ giảm ảnh hƣởng phần nào đến lƣu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh làm dòng tiền này giảm sâu. Do đó tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu năm 2020 cũng giảm sâu so với năm 2018 và chỉ đạt 0.06%. Thêm vào đó, chỉ số này phản ảnh lợi nhuận thực bằng tiền của công ty trong năm nên có thể thấy tuy lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh lớn nhƣng lợi nhuận thực tiền của công ty không cao.

Về tổng thể dòng tiền, chỉ tiêu phản ảnh khả năng tạo tiền dƣơng ở năm 2020, năm 2018 và âm ở năm 2019. Nhìn chung công ty sử dụng hoặc tạo ra tiền ổn định ở mức 6% - 7% doanh thu. Có thể thấy công ty giữ ổn định mức sử dụng tiền không phát sinh các khoản biến động lớn về dòng tiền trong các năm này.

Qua phân tích ở trên, các chỉ tiêu về dòng tiền đã giúp đánh giá lại về doanh thu, lợi nhuận thực tế bằng tiền của doanh nghiệp. Chỉ ra đƣợc dấu hiệu chậm thu hồi công nơ, tỷ lệ tạo tiền từ doanh thu không cao từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận thực đem lại dòng tiền cho doanh nghiệp.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Quy Nhơn

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích, công tác áp dụng chỉ tiêu phân tích, công tác nhân sự cũng đóng vai trò quan trọng để bộ hệ thống chỉ tiêu phát huy đƣợc hết hiệu quả trong thẩm định cho vay. Do vậy, để phát huy hết đƣợc công dụng của hệ thống chỉ tiêu, Vietcombank Quy Nhơn cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Về công tác phân tích:

Vietcombank Quy Nhơn cần chuẩn hóa công thức tính toán các chỉ tiêu cũng nhƣ các chỉ dẫn về việc phân tích các kết quả tính toán của từng chỉ tiêu cụ thể. Tránh việc phân tích qua loa, đại khái, không đi vào trọng tâm vấn đề mà chỉ tiêu phản ảnh. Đồng thời, để các số liệu đầu vào phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu đƣợc chuẩn xác, Vietcombank Quy Nhơn cần bổ sung quy định về yêu cầu khách hàng kiểm toán báo cáo tài chính.

+ Về công tác nhân sự:

Vietcombank Quy Nhơn cần thƣờng xuyên đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia công tác phân tích tài chính và thẩm định cho vay.

Khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ qua các khóa học, chƣơng trình đào tạo tại các đơn vị giáo dục chuyên nghiệp.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trong phân tích tài chính nói riêng cũng nhƣ tăng cƣờng hiệu quả của công tác thẩm định nói chung, Vietcombank Quy Nhơn rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ trong đó đặc biệt là về cơ sở dữ liệu, chính sách tín dụng toàn hàng và các chƣơng trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Cụ thể:

+ Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin

Các chỉ tiêu trên hệ thống chỉ tiêu hầu hết đƣợc tính toán từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, khi báo cáo tài chính không trung thực hoặc có sai sót sẽ có ảnh hƣởng đến tính chính xác của các chỉ tiêu từ đó ảnh hƣởng đến các phân tích. Hiện nay, các báo cáo tài chính của khách hàng tại Vietcombank hầu hết đều do khách hàng tự lập mà không thông qua đơn vị kiểm toán hay các cơ quan chức năng xác nhận. Do đó, Vietcombank cần bổ sung các quy định về bắt buộc kiểm toán đối với khách hàng tạo điều kiện cho Vietcombank Quy Nhơn đàm phán điều kiện với khách hàng. Các báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán sẽ giúp hệ thống chỉ tiêu tính toán đƣợc chính xác phục vụ cho công tác phân tích nói chung và thẩm định tín dụng nói riêng.

+ Xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ việc phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp

Trong các báo cáo phân tích của Vietcombank Quy Nhơn, hầu hết các chỉ tiêu đều đƣợc phân tích theo phƣơng pháp so sánh với số kỳ trƣớc để đánh giá xu hƣớng tài chính của doanh nghiệp mà ít khi so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành hoặc chỉ tiêu của doanh nghiệp khác. Điều này dẫn đến thiếu các đánh giá về doanh nghiệp trong bức tranh tổng thể của ngành, vị thế hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vietcombank Quy Nhơn khó có thể tự mình xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành vì thiếu dữ liệu do lƣợng khách

hàng doanh nghiệp ít và có quy mô khác nhau.. Do đó, với cơ sở dữ liệu lớn tập trung toàn hệ thống, Vietcombank hoàn toàn có khả năng xây dựng cơ sở dữ liệu về trung bình ngành để cho các chi nhánh trong hệ thống khai thác phục vụ phân tích. Dữ liệu này sẽ là cơ sở tốt cho Vietcombank Quy Nhơn ứng dụng vào hệ thống chỉ tiêu và báo cáo thẩm định của mình.

+ Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Trong công tác phân tích, yếu tố quan trọng nhất vẫn là ngƣời phân tích hay chính là các cán bộ thẩm định. Để nâng cao năng lực vận dụng hệ thống chỉ tiêu nói riêng và chất lƣợng công tác phân tích nói chung, Vietcombank cần hỗ trợ chi nhánh nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cụ thể:

- Thƣờng xuyên tổ chức hoặc cử cán bộ thẩm định tham gia các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới ứng dụng trong công tác thẩm định. Nên tổ chức định kỳ các buổi chia sẻ trao đổi giữa cán bộ thẩm định trong trong cùng hệ thống để bổ sung kinh nghiệm, kiến thức.

- Tập huấn về công tác phân tích thẩm định, chia sẻ cập nhật các kiến thức mức về phân tích tài chính với đội ngũ cán bộ thẩm định tại các chi nhánh.

3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan

3.3.3.1. Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và điều phối hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Để ngành ngân hàng đƣợc phát triển ổn định giảm thiểu rủi ro nợ xấu, vai trò chủ đạo của Ngân hàng nhà nƣớc là rất cần thiết. Do đó, Ngân hàng nhà nƣớc cần có các giải pháp để thúc đẩy hoạt động của ngành ngân hàng nói chung cũng nhƣ chất lƣợng thẩm định tín dụng nói riêng. Trong đó, cụ thể:

- Nghiên cứu, sửa đổi những quy định về yêu cầu bắt buộc cung cấp thông tin về tình hình vay nợ của các doanh nghiệp tại không chỉ các NHTM mà còn tại các đơn vị có chức năng cấp tín dụng nhƣ: Công ty tài chính, quỹ

tín dụng,… Ràng buộc về việc phải cung cấp thông tin trung thực kịp thời và có chế tài trong trƣờng hợp thông tin cung cấp không chính xác.

- Mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm thông tin CIC không chỉ dừng lại ở quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng mà còn cả các thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo đánh giá về lịch sử vay nợ, báo cáo tín nhiệm của doanh nghiệp.

- Chủ trì tổ chức các diễn đàn, các buổi trao đổi giữa các ngân hàng thƣơng mại trong hệ thống với ngân hàng nhà nƣớc hoặc giữa ngành ngân hàng với các Bộ, ban ngành liên quan. Phối hợp thu thập thêm thông tin từ các cơ quan ban ngành đầu mối thông tin nhƣ cơ quan thuế, cơ quan thống kê.

3.3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan khác

Các quy định pháp luật, chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán có ảnh hƣởng lớn và tổng thể đến lĩnh vực tài chính kế toán. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán là rất quan trọng. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và xu thế hội nhập của Việt Nam, thì nhà nƣớc phải luôn cập nhật và hoàn thiện hệ thống kế toán và chuẩn mực kế toán. Chế độ kế toán và hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ giúp thuận tiện cho công tác lập và phân tích báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính đƣợc chính xác và trung thực phản ảnh đầy đủ các thông tin tài chinh doanh nghiệp. Cùng với đó, mở rộng các quy định về kiểm toán và khuyến khích các chính sách kiểm toán với từng loại hình doanh nghiệp là cần thiết. Có những quy định bắt buộc và khuyến nghị để nâng cao tính tự giác áp dụng kiểm toán của doanh nghiệp cũng nhƣ bổ sung giá trị pháp lý cho các báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng các quy định và chuẩn mực trong lĩnh vực kế toán tài chính, các cơ quan nhà nƣớc hoạt động liên quan trong lĩnh vực tài chính kế toán cần tăng cƣờng phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại trong việc cung cấp thông tin. Các thông tin công khai và chính xác về

các số liệu thống kê kinh tế từ các cơ quan thống kê giúp ích rất nhiều trong việc phân tích về ngành, đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp so với với toàn ngành. Các số liệu trung bình ngành do cơ quan thống kê cung cấp là dữ liệu tham chiếu quan trọng. Các thông tin về khoản nộp ngân sách nhà nƣớc của doanh nghiệp và tình trạng nộp ngân sách của doanh nghiệp giúp đánh giá khả năng thanh khoản và tình hình nợ thuế. Các thông tin kiểm tra báo cáo thuế giúp đánh giá tính chính xác của các thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận chƣơng 3

Nội dung chƣơng 3 đi vào hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Vietcombank Quy Nhơn theo hai hƣớng là bổ sung các chỉ tiêu mới các giá trị thực tiễn vào hệ thống chỉ tiêu hiện tại và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống chỉ tiêu. Cụ thể:

+ Bổ sung từng nhóm chỉ tiêu hiện tại với các chỉ tiêu dòng tiền, các chỉ tiêu liên quan đến chính sách tín dụng, điều kiện tín dụng của doanh nghiệp.

+ Đƣa chỉ số trung bình ngành làm cơ sở phân tích vị thế doanh nghiệp. + Nâng cao hiệu quả vận dụng hệ thống chỉ tiêu trong thẩm định cho vay với các giải pháp: chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu, xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực,…

Ngoài ra, để hệ thống chỉ tiêu có tính thực tiễn, phát huy hiệu quả cần có sự phối hợp của ngân hàng mẹ và các cơ quan hữu quan trong công tác cung cấp công khai thông tin phục vụ phân tích và công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Để hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank Quy Nhơn nói riêng đƣợc an toàn trƣớc rủi ro nợ xấu, cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định trong đó cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trong phân tích tài chính doanh nghiệp khách hàng. Với mục đích hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng khi thẩm định cho vay tại Vietcombank Quy Nhơn, đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn” đã đạt đƣợc các kết quả sau:

Một là, hệ thống cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động thẩm định cho vay tại ngân hàng thƣơng mại, phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong đó, tập trung chính vào hệ thống chỉ tiêu và các mục tiêu đặc trƣng của phân tích tài chính doanh nghiệp dƣới góc độ là ngƣời cho vay của ngân hàng thƣơng mại.

Hai là, đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn. Qua các ví dụ về phân tích tài chính doanh nghiệp khách hàng, luận văn đã nêu đƣợc các điểm đạt đƣợc, chƣa đạt đƣợc và nguyên nhân các yếu kém của hệ thống chỉ tiêu hiện tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khả năng, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của Quý thầy cô để tác giả hoàn thiện luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2010), Đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

2. Ngô Thế Chi (2017), Phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao, Học viện tài chính, Hà Nội.

3. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

4. Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy, Nguyễn Văn Kiên (2008), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Lữ Thanh Hiền (2019), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

7. Ngô Thị Lan Hƣơng (2015), Luận văn thạc sĩ, Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

8. Phùng Thị Lan Hƣơng (2015), “Phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp trong thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 94)