Sử dụng máy nén tăng áp suất và van điều áp để giảm áp suất

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn kỹ năng kiểm toán nước Năng lượng tại nhà máy dệt may (Trang 29)

V = Thể tích bình chứa bao gồm bình chứa,

g. Sử dụng máy nén tăng áp suất và van điều áp để giảm áp suất

Trong doanh nghiệp có nhiều máy móc thiết bị, khu vực có nhu cầu sử dụng khí nén với nhiều mức áp suất khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp các máy móc thiết bị hay khu vực có nhu cầu sử dụng khí nén có áp suất cao/thấp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với phần còn lại. Ta có các giải pháp sau:

Sử dụng máy nén tăng áp (Booster air compressor)

Áp dụng cho những tải tiêu thụ khí nén áp suất cao, chiếm tỉ lệ không nhiều so với các tải sử dụng khí nén áp suất thấp trong nhà máy.

Hình 2.3.22. Máy nén tăng áp (Booster air compressor)

Máy nén tăng áp sử dụng khí nén Máy nén tăng áp sử dụng động cơ điện

- Máy nén tăng áp sử dụng khí nén: Phù hợp với những tải tiêu thụ khí nén có lưu lượng nhỏ.

- Máy nén tăng áp sử dụng động cơ điện: Phù hợp với những tải tiêu thụ khí nén có lưu lượng lớn.

Sử dụng van điều áp để giảm áp suất

Áp dụng cho những tải tiêu thụ khí nén áp suất thấp, nằm riêng biệt so với các phụ tải khác như: khu vực sử dụng khí nén áp suất thấp hơn các khu vực khác, khu vực cấp khí nén cho vệ sinh, thổi bụi...

Trường hợp điển hình: Sử dụng máy nén tăng áp

Một nhà máy may tại Long An đầu tư 8 máy nén tăng áp cho 8 máy ép nhiệt như hình sau:

Giải pháp sử dụng máy nén tăng áp

Năng lượng tiết kiệm: 18.360 kWh/năm Đầu tư: 90 triệu VNĐ

Chi phí tiết kiệm: 35 triệu VNĐ/năm Thời gian hoàn vốn: 2,6 năm Hình 2.3.23. Sử dụng máy nén tăng áp

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn kỹ năng kiểm toán nước Năng lượng tại nhà máy dệt may (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)