- Hoặc, nồng độ cao của chất tẩy rửa hiện diện trong nước thả
CÁC HOÁ CHẤT CÓ TRONG NƯỚC THẢ
Nhà máy có kế hoạch nâng sản lượng sản xuất, trong khi khu công nghiệp không đủ lượng nước sạch để cung cấp.
Chất lượng nước xả thải hiện tại của nhà máy đạt cột A, QCVN 40/2011/BTNMT
Nước tiết kiệm: 439.500 m3/năm Đầu tư: 19.000 triệu VNĐ Chi phí tiết kiệm: 6.550 triệu VNĐ/năm
(sau khi trừ chi phí vận hành) Thời gian hoàn vốn: 2,9 năm
Hiện trạng Giải pháp
Cải thiện việc quản lý bùn thải
Nguồn phát sinh bùn thải
Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc nhiều vào tính chất, thành phần nước thải đầu vào, yêu cầu chất lượng nước sau xử lý và công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn. Tính chất nước thải phụ thuộc nhiều vào loại hóa chất sử dụng, bên dưới mô tả một số nguồn tạo bùn đáng chú ý:
Chất làm ướt, chất chống tạo bọt, chất bôi trơn, chất cô lập
Chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt (không phân hủy sinh học hoặc phân hủy sinh học thấp)
Chất khử, chất phân tán và chất nhũ hóa Chất tẩy trắng (gốc peroxide và clo)
Thuốc nhuộm và chất màu bao gồm kim loại nặng Axit, kiềm, đệm
Hóa chất hoàn thiện (chất làm mềm, phenol, nhựa, v.v.).
Hình bên dưới mô tả mức hóa chất xả vào hệ thống xử lý nước thải.
Chất trợ 3% Khác 7% Kiềm 4% Peroxide 5% Enzym 3% Soda Ash 13% Axit 8% Nước làm mềm vải 4% Thuốc nhuộm 3% Muối 50%
Để xử lý 1 m3 nước thải phát sinh khoảng 1,5 kg bùn, độ ẩm của bùn khoảng 15 – 20%.
Phương pháp quản lý bùn:
Tập trung vào nguyên tắc 3R: Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế
Hình 3.3.26. Thứ tự ưu tiên cho việc quản lý bùn
Ưu tiên nhất
Ít ưu tiên hơn
Giảm thiểu: Để giảm thiểu lượng bùn thải có thể áp dụng một số cách sau
Giảm thiểu hóa chất nhuộm sử dụng trong quá trình sản xuất. Phân tách dòng thải từ quá trình nhuộm.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với lượng bùn thải thấp.
Vận hành và bảo trì thích hợp hệ thống xử lý nước thải, định kỳ theo dõi độ pH, định lượng hóa chất, mức độ sục khí, v.v.
Giảm độ ẩm bùn trước khi thải bỏ bằng các công nghệ ép bùn, sấy bùn phù hợp.
Tái sử dụng và tái chế: Để bùn thải có thể tái sử dụng hoặc tái chế cần đảm bảo trong thành
phần bùn thải không có chất thải nguy hại cũng như an toàn cho mục đích tái sử dụng hoặc tái chế, do đó:
Sử dụng các hóa chất ít độc hại hơn (Tham khảo SDS). Biết các nguyên liệu thô được sử dụng.
Biết được thành phần hóa chất và thuốc nhuộm.
Thay thế thuốc nhuộm và hóa chất độc hại (thuốc nhuộm hoạt tính nhị phân và đa phân, sử dụng các chất cô lập có thể phân hủy sinh học, v.v.).
Phương pháp tiếp cận quy trình (tối ưu hóa công thức, đo độ cứng của nước, kiểm tra các thông số quy trình, v.v.). Giảm thiểu Tái sử dụng Tái chế CHƯƠNG IV. PHỤ LỤC