V = Thể tích bình chứa bao gồm bình chứa,
i. Các cơ hội cải thiện và trường hợp điển hình khác
Lắp biến tần cho các bơm cấp nước
Ngoài việc giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho bơm, biến tần kết hợp với cảm biến áp suất còn giúp ổn định áp suất nước trên đường ống phân phối, không gây ra hiện tượng búa nước làm hư hỏng và rò rỉ trên đường ống. Áp suất nước ổn định, giúp tiết kiệm nước hơn vì hạn chế được nhu cầu giả khi áp suất nước tăng cao.
Hình 2.4.19. Lắp 1 biến tần điều khiển 3 bơm nước cấp
Hình 2.4.20. Sơ đồ nguyên lý lắp biến tần cho máy thổi khí hệ thống xử lý nước thải
Hình 2.4.21. Máy ép kiện, máy cắt (chặt), máy ép đế (giày) Lắp biến tần cho máy thổi khí (xử lý nước thải)
Nồng độ Oxy hòa tan (DO) trong nước thải yêu cầu từ 2 – 4 mg/l để cung cấp cho vi sinh. Hiện tại, nhiều nhà máy đang vận hành máy thổi khí với công suất cố định 24/24. Tuy nhiên nước thải vào bể có lưu lượng thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sản xuất trong ngày. Hay vào ban đêm và sáng sớm (18h00 – 6h00) nhiều nhà máy không hoạt động, nước thải vào bể ít nên không cần cung cấp lượng oxy như ban ngày.
Do đó ta có thể giảm tốc độ động cơ máy thổi khí vào các thời điểm nước thảy vào bề ít hay vào ban đêm không hoạt động, cung cấp lượng Oxy vừa đủ theo nhu cầu, đồng thời giảm điện năng tiêu thụ cho máy thổi khí.
Biến tần cho máy thổi khí có thể được điều khiển bằng tay hay điều khiển tự động thông qua cảm biến DO đặt bên trong bể xử lý.
Sử dụng động cơ servo hay lắp biến tần cho các loại máy sử dụng cơ cấu thủy lực: Máy ép kiện, máy cắt (chặt), máy ép đế (giày)…
Các máy ép kiện, máy cắt (chặt), máy ép đế (giày)… sử dụng cơ cấu truyền động thông qua bơm thủy lực. Khi cần lực ép, bơm thủy lực sẽ hoạt động cao tải để nâng áp suất dầu thủy lực lên. Khi không cần lực ép, bơm sẽ hoạt động thấp tải và dầu thủy lực được đưa qua nhánh bypass về bồn chứa dầu.
Thời gian hoạt động có tải của các loại máy này thường ngắn, chiếm khoảng 20 – 30% tổng thời gian hoạt động. tương đương 70 – 80% bơm hoạt động không tải, không sinh ra công nhưng vẫn tiêu thụ công suất lớn.
Nhiều nhà máy đã sử dụng động cơ servo cho các máy này để dừng động cơ vào thời gian không tải. Hay các nhà máy lắp biến tần cho động cơ bơm thủy lực, biến tần sẽ giảm tốc độ động cơ bơm vào thời gian không tải giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho bơm.
Hình 2.4.22. Đồ thị phụ tải máy ép thủy lực không có biến tần và có biến tần
Hình 2.4.23. Máy giặt/nhuộm không có biến tần cho động cơ quay
Hình 2.4.25. Thay động cơ thường bằng động cơ servo cho máy may
Bảng 2.4.8. Bảng chi phí & lợi ích giải pháp thay động cơ máy may
Hình 2.4.24. Máy giặt/nhuộm có biến tần cho động cơ quay
Công suất hoạt động tại thời điểm không tải của máy ép thủy lực có biến tần nhỏ hơn 1 kW, trong khi máy ép không có biến tần tiêu thụ công suất bằng 20 – 30% so với định mức.
Lắp biến tần cho động cơ quay máy giặt/nhuộm
Nhiều nhà máy đang sử dụng máy giặt/nhuộm lòng ngang với động cơ quay không được lắp biến tần
Đồ thị phụ tải cho thấy việc bật/tắt và đảo chiều động cơ xảy ra thường xuyên và liên tục trong quá trình giặt/nhuộm. Khi động cơ khởi động, dòng điện tăng lên hơn 100%, điều này làm giảm tuổi thọ động cơ, tổn hao điện năng và làm giảm chất lượng điện năng toàn nhà máy. Hiện nay, việc sử dụng máy biến tần cho máy giặt/nhuộm công nghiệp được xem là yêu cầu cần thiết và đóng vai trò trong việc vận hành máy giặt ổn định, điều khiển linh hoạt, chính xác và mang lại lợi ích tiết kiệm chi phí điện năng cho doanh nghiệp.
Lợi ích khi sử dụng biến tần cho máy giặt /nhuộm:
Có thể tùy chỉnh tốc độ giặt khác nhau cho từng chất liệu vải.
Chế độ giặt và vắt khô được tích hợp vào việc đảo chiều và quay thường xuyên. Quá trình start/stop diễn ra êm ái và nhanh chóng.
Hạn chế khả năng sốc điện cho máy giặt.
Mô-men quán tính lớn do motor phải kéo lồng giặt quay với khối lượng bên trong tương đối lớn.
Thay động cơ thường bằng động cơ servo cho máy may
Một nhà máy may tại Ninh Bình, đầu tư 62 động cơ servo cho máy may
Bảng chi phí và lợi ích của giải pháp:
1 Tiết kiệm điện năng tiêu thụ kWh/năm 23.078
2 Tiết kiệm chi phí tiền điện triệu VNĐ/năm 43,6
3 Chi phí đầu tư triệu VNĐ 158,7
4 Thời gian thu hồi vốn năm 3,6
2.5. HỆ THỐNG NHIỆT
2.5.1. Khái niệm chung
Bảng 2.5.1. Thông số nhiệt sử dụng trong nhà máy Cắt may và Dệt nhuộm Loại nhiệt năng
Công đoạn
2-2,5 kg/cm2 (nhiệt độ ≤130oC). Máy nhuộm cao áp: 4-6 kg/cm2
(nhiệt độ ≤160oC) Hơi nước
Nhuộm sợi/vải
110-130oC (Dầu nhiệt >200oC) Hơi nước/ Dầu nhiệt
Sấy
2-2,5 kg/cm2 (nhiệt độ ≤130oC) Hơi nước
Giặt/nấu
130-240oC (tùy loại vải) Hơi nước
Là ủi
130-230oC (tùy loại vải) Dầu nhiệt
Căng định hình
Thông số
Hệ thống cung cấp nhiệt gồm 4 thành phần cơ bản: Sản xuất, Phân phối, Sử dụng, Thu hồi.
Sản xuất nhiệt
Truyền tải và phân phối: hệ thống đường ống
Sử dụng: gián tiếp qua bộ trao đổi nhiệt (v/d: máy nhuộm vải, máy sấy vải nhuộm,
máy căng hoàn tất, v.v)
Thu hồi: thu hồi nước ngưng