V = Thể tích bình chứa bao gồm bình chứa,
b. Kiểm soát và tối ưu hóa xả lò hơ
Nước trước khi cấp vào lò hơi sẽ được làm mềm, bổ sung hóa chất. Tuy nhiên trong nước cấp lò hơi vẫn còn một phần độ cứng (các ion Fe++, Mn++…), chất không hòa tan và khí hòa tan. Sau một thời gian vận hành sẽ tạo ra lớp cáu cặn trong lò hơi và đường ống phân phối.
Các tác hại của tạp chất trong nước:
Những chất hoà tan gây ĐÓNG CÁU Khí hoà tan gây ĂN MÒN
Chất không hòa tan gây BÁM BẨN
Sự nguy hại của cáu cặn
Giảm hệ số truyền nhiệt; Tăng nhiệt độ khói thải; Tăng nhiệt độ vách ống; Giảm hiệu suất, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn; Giảm công suất lò hơi.
Lượng giảm công suất – ΔD (%) Bề dày lớp cáu cặn – δcáu (mm)
0,2 ÷ 1 1,5 ÷ 2
1 ÷ 1,5 4 ÷ 8
1,5 ÷ 4 10 ÷ 16
Bảng 2.5.4. Bảng tra lượng giảm công suất lò hơi theo độ dày lớp cáu cặn
Để đảm bảo chất lượng nước:
Xử lý nước trước khi đưa vào lò. Có thể tham khảo bảng chỉ tiêu nước cấp – nước lò khuyến cáo tại Phụ lục 12.
Xử lý nước trong lò -> xả đáy lò. Việc xả đáy lò hơi sẽ giúp xả bớt lượng cáu cặn, nhưng phải kiểm soát lưu lượng xả đáy phù hợp nếu không sẽ dẫn đến thất thoát nhiệt.
Kịp thời phá cáu cặn khi lớp cáu đóng dày. Triệt để thu hồi nước ngưng về lò hơi.
Sơ đồ hệ thống nước lò hơi Nguồn
nước
Hệ thống xử lý nước
Nước bổ sung Nước cấp Nước lò
Nước ngưng
Bồn nước cấp Bơm Nồi hơi
Xả đáy Hơi sử dụng
Hình 2.5.14. Sơ đồ hệ thống nước lò hơi
Nước thủy cục (ví dụ 01 mẫu nước, để so sánh vơi thông số khuyến cáo): pH = 6,5 H = 50 mg CaCO3/l TDS = 71 mg/l
Chú ý: Có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước, song đối với lò hơi công nghiệp thì 3 chỉ
tiêu trên là quan trọng nhất
Độ pH: Nước có pH thấp hay quá cao đều ăn mòn kim loại.
Độ cứng: Độ cứng cao tăng khả năng bám cáu cặn trên bề mặt truyền nhiệt. Nồng độ tổng chất rắn hòa tan TDS (Total dissolved solids).
- Tác hại khi TDS cao: tạo lớp bọt bẩn trên bề mặt thoát hơi: ăn mòn & làm nước sôi bồng
=> cuốn bẩn theo hơi nước => giảm chất lượng hơi nước. - TDS cao đi kèm với pH nước lò cao.
Xác định lượng nước xả lò hợp lý
Xả thiếu sẽ dẫn đến cáu cặn bám trong vách lò, đường ống; Xả dư sẽ làm tăng tổn thất nhiệt và thất thoát nước lò hơi, giảm áp suất hơi trong lò hơi. Cần sử dụng thiết bị đo TDS nước lò để kiểm soát và tối ưu hóa xả lò, giảm tổn thất nhiệt do xả nước lò.
Hình 2.5.15. Thiết bị đo TDS cầm tay Lượng nước xả lò hợp lý
Gxả = D * (TDSc) / (TDSL – TDSc)
Gxả: Lượng nước xả lò, kg/h, đo thực tế, hoặc tính gần đúng từ tiêu hao nhiên liệu