Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu giải pháp dạy học văn bản nhật dung Ngữ văn 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm mục đích tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho các tiết học văn bản nhật dụng, phát triển những năng lực học sinh cụ thể: năng lực đọc hiểu, năng lực thuyết trình, năng lực kết nối, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác làm việc nhóm. Đối tượng nghiên cứu là học sinh
lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh huyện Krông Ana – tỉnh Đak Lak. Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dung các phương pháp sau
Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp quan sát
Phương pháp thử nghiệm để kiểm nghiệm một sốkết quả mà đề tài đề xuất Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Nghị quyết 29 – NQ TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có đưa ra những nội dung đổi mới như sau:
Chương trình dạy trong hệ thống được thiết kế theo quan điểm định hướng phát triển năng lực kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc trong thực tiễn.
Việc thực hiện quan điểm định hướng trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết, dạy học định hướng phát triển năng lực chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, có năng lực sống tự lập.
Cũng như các môn học khác môn Ngữ văn có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của Trường phổ thông nói chung, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học xã hội, thế giới tự nhiên, những
năng lực, kĩ năng giải quyết vấn đề ; nên đòi hỏi học sinh không chỉ biết mà còn phải hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống cho nên cùng với các môn học khác việc học tập Ngữ văn áp dụng phương pháp này có thể tạo ra động lực bên trong của sự học tập, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo phê phán, sự hợp tác và kĩ năng giao tiếp.
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, những năm gần đây các Trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí và vai trò của học sinh: Vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh phải tích cực, chủ động cải biên chính mình.
Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực: Lấy học sinh làm trung tâm
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục, đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá, học để hành, hành để học, tức là tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hoạt động của chính mình.
Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình.
Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồngtrong xã hội hiện đại” hướng người đọc tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, quyền trẻ em ... do đó những văn bản này giúp người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu tăng tính thực hành, giảm lí thuyết , gắn bài học với thực tiễn, hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực.
Xuất phát từ điều này tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn những phương pháp để dạy học có hiệu quả đối với những văn bản nhật dụng.
II.Thực trạng của vấn đề