Từ năm học 2017-2018, khi tôi tập trung nghiên cứu và áp dụng cải tiến phương pháp dạy học thì chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, khả năng học sinh hai lớp 7 Trường THCS Lương Thế Vinh mà tôi đảm nhận trong việc
nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề liên quan đến nội dung bài học cũng trở nên hiệu quả hơn. Tôi cũng đã tổ chức khảo nghiệm cu thể:
+ Đối với học sinh:
Trước và sau khi tôi áp dụng những phương pháp dạy học này
Khi dạy bài Ca Huế trên sông Hương, tôi đưa ra vấn đề cho học sinh trao đổi, thảo luận như sau: Hiện nay, nước ta đã và đang trên con đường hội nhập,
nền văn hóa Việt Nam tiếp xúc và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, hãy cho biết quan điểm của em trong việc xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh và việc đưa ra kết quả đúng với yêu cầu tôi thu được kết quả như sau: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm. Kiểm chứng năng lực
Năm học
Lớp Kiểm chứng năng lực ( Mức độ trung bình trở lên) Ghi chú Năng lực đọc hiểu văn bản Năng lực hợp tác làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực thuyết trình Năng lực sáng tạo 2017- 2018 7ª2 30/37 30/37 25/37 19/37 14/37 7ª5 20/34 19/34 20/34 17/34 12/34 2018- 2019 7ª1 35/35 36/35 30/35 20/35 20/35 7ª4 29/36 28/36 24/36 18/36 15/36
- Đối với những học sinh năng lực còn hạn chế, học sinh Dân tộc thiểu số tôi nhận thấy có một sự tiến bộ đáng kể, các em có quan tâm hơn đến bộ môn Ngữ
văn, yêu thích và tích cực khi được giao nhiệm vụ trong thảo luận nhóm và làm việc nhóm nhất là với các tiết trải nghiệm sáng tạo.
Tỉ lệ học sinh khá giỏi cao hơn so với năm trước, tỉ lệ học sinh trung bình trở lên ở học sinh Dân tộc thiểu số tăng lên rõ rệt
Với kết quả như trên có thể thấy rằng việc áp dụng những sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại những kết quả cao hơn. Học sinh tích cực tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động học tập. Kết quả học tập của học sinh qua các năm được nâng lên rõ rệt, qua mỗi bài dạy về văn bản nhật dụng trong chương trình.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Một giờ học văn bản nhật dụng không chỉ đơn thuần là một tiết học khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương mà còn là giờ bồi dưỡng nhân cách, năng lực ứng xử trước các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống xã hội hiện đại. Song nếu mỗi giáo viên đều tâm huyết với nghề, với mục tiêu giáo dục tích cực thì tôi thiết nghĩ không có gì là chúng ta không thể làm được để nâng cao chất lựong giáo dục.Mỗi thầy cô cần chú tâm đến bài giảng của mình từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của tiết học, thể hiện nó bằng những câu hỏi vừa phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi vừa phát huy được những năng lực của người học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với điều kiện trang thiết bị của nhà trường. Có như thế những quan niệm nhân sinh, bài học về thế giới quan, về lối sống, về lí tưởng, hòài bão ước mơ được các em lĩnh hội và thực hiện. Cũng biết rằng những ý tưởng tôi đưa ra không phải hoàn toàn mới nhưng nó chính là những sự kết hợp của những cái đã có với những cái thuộc về kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân tôi , hi vọng những kinh nghiệm nhỏ bé của mình sẽ là một bông hoa nhỏ đồng hành cùng ngàn hoa tươi sắc trong các trường THCS góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết 29 – NQTW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
II. Kiến nghị
- Đối với giáo viên
Tìm hiểu thực tế nhiều hơn nữa những vấn đề xung quanh để giải đáp những thắc mắc của các em học sinh.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Đối với nhà trường
Nhà trường đầu tư hơn nữa cho cơ sở vật chất, nhất là công nghệ thông tin. Tổ chức những buổi ngoại khóa để nâng cao hiểu biết, mở rộng chương trình tìm hiểu địa phương, hình thành những kĩ năng sống cho các em học sinh.
Nếu có thể bố trí thời gian và tạo điều kiện cho học sinh có những chuyến đi thực tế trải nghiệm sáng tạo để học sinh có thêm sự hiểu biết và hình thành những phẩm chất năng lực
Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiên hơn.
Buôn Trấp, ngày 2 tháng 5 năm 2019
Người viêt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trang mạng Google
- Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên - Sách giáo khoa và sách giao viên Ngữ văn 7 - Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 7 - Sách giáo khoa GDCD 7,9
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU Trang
I. Đặt vấn đề 2
II. Mục đích nghiên cứu 3
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. Cơ sở lí luận của vấn đề 5
II. Thực trạng vấn đề 6
III. Các giải pháp, biện pháp 7
VI. Tính mới của giải pháp 12
V V. Hiệu quả SKKN 13
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14
1. Kết luận 14
2. Kiến nghị 15