Bộ: “Các nguyên nhân gây ra khĩ khăn giao tiếp”

Một phần của tài liệu HÃY GIAO TIẾP PHẦN 1 pot (Trang 26)

Bộ này gồm hai tấm hình, một tấm là hình đường viền quanh nửa thân trên và đầu (hình 1), tấm kia là hình các bộ phận để cắt ra dán lên hình 1 thành một hình ảnh đầy đủ chi tiết. Chúng ta có thể dùng bộ đồ dùng này để hướng dẫn phụ huynh, nhân viên y tế và những người muốn học thêm về các nguyên nhân gây các vấn đề giao tiếp ở trẻ. Mục đích là để khuyến

khích mọi người có ý kiến riêng về những cơ quan cảm giác và những khả năng cần thiết cho các vấn đề giao tiếp.

Vật dụng cần cĩ: kéo, giấy, viết (viết màu càng tốt).

Cách làm:

1. Cắt một tờ giấy có kích thước 80 X 60 cm. Vẽ nét ngoài đầu và nửa thân người trên (hình 1).

2. Trên một tấm giấy khác, vẽ tất cả các bộ phận của đầu và nửa thân người trên (hình 2) (để cắt ra dán vào hình 1 tạo thành hình đầu người và nửa thân trên đầy đủ).

3. Cắt rời các bộ phận trên hình 2 ra (có tất cả 13 bộ phận) rồi ghi tên lên từng bộ phận. Trước khi sử dụng bộ đồ dùng dạy học này học viên phải hiểu rõ

những cơ quan, khả năng nào cần thiết để giao tiếp và những cơ quan, khả năng nào gây ra khó khăn trong giao tiếp.

Cách sử dụng bộđồ dùng dạy học này:

ƒ Treo hình 1 lên tường.

ƒ Hỏi cả nhóm: “Theo các bạn, người ta cần có bộ phận nào để có thể giao tiếp được?”.

ƒ Khi học viên nói đúng tên của các bộ phận đó, yêu cầu một học viên đó bước lên, đưa cho họ tấm hình bộ phận đó và chỉ chỗ trên hình 1 cho họ dán lên.

ƒ Yêu cầu người đó giải thích cho cả nhóm biết vì sao cơ quan hay khả năng đó cần thiết cho giao tiếp. Khuyến khích học viên thảo luận về điều đó.

ƒ Tiếp tục cho đến khi tất cả các bộ phận đều được dán lên - hình 1 đã được điền đầy đủ chi tiết.

ƒ Nếu học viên là một nhóm phụ huynh, hãy hỏi từng người xem theo họ thì con của họ gặp khó khăn ở chỗ nào. Hãy cùng nhau thảo luận về các câu trả lời của học viên.

ƒ Hãy khẳng định: tật dính lưỡi không phải là nguyên nhân gây khó khăn trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu HÃY GIAO TIẾP PHẦN 1 pot (Trang 26)