có cấu trúc nhu mô (dạ dày, ruột, tử cung…). Trong các cơ quan nội tạng mao mạch được phân bố nhiều hơn ở da, cơ, mô liên kết, và tốc độ dòng chảy cũng lớn hơn. Khi nó bị cắt đứt, máu chảy ra đều khắp toàn bộ vết thương hay vết mổ như xuất huyết mao mạch, nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều. Màu cũng là màu pha trộn giữa màu đỏ sẫm và màu đỏ tươi. Loại xuất huyết này rất khó cầm máu.
1.4.3.2. Các phương pháp cầm máu
Tuỳ vào tính chất của cuộc phẫu thuật, điều kiện thực tế, tính chất cá thể mà chúng ta có thể chỉ tiến hành cầm máu trong quá trình phẫu thuật hay kết hợp cầm máu dự phòng với cầm máu trong quá trình phẫu thuật.
* Cầm máu dự phòng
Có thể thực hiện cầm máu dự phòng toàn thân kết hợp cầm máu dự phòng cục bộ hoặc chỉ dùng 1 trong 2 phương pháp trên. Đa số các phương pháp cầm máu dự phòng toàn thân hay cục bộ đều với nguyên tắc cung cấp cho cơ thể bệnh súc yếu tố đông máu, cung cấp thêm máu, làm co mạch hoặc tăng độ nhớt máu…
- Phương pháp cầm máu dự phòng toàn thân tốt nhất đó là tiếp máu. Không những cung cấp trực tiếp tế bào máu để bù lại lượng máu mất trong phẫu thuật, tiếp máu còn cung cấp tất cả những yếu tố đông máu. Việc tiếp máu có thể thực hiện trước, trong và sau phẫu thuật. Đối với đại gia súc có thể tiếp 500-2000 ml, tiểu gia súc tiếp 200-300 ml, chó, mèo 20-50 ml.
- Tiêm dung dịch CaCl2 10%, dung dịch này cung cấp inon Ca++một yếu tố trong quá trình đông máu, đồng thời CaCl2 còn làm bền vững thành mạch, cả hai tác dụng này đều làm tăng quá trình đông máu, giảm lượng máu chảy trong quá trình phẫu thuật. Tiêm tĩnh mạch dung dịch CaCl2 10%: vật nuôi lớn: 50-100 ml, vật nuôi nhỏ: 20-30 ml, chó, mèo: 2-4 ml (cần phải chú ý kỹ thuật tiêm, không để thuốc lọt vào da có thể gây áp-xe). Hiện nay có nhiều chế phẩm của Ca++ như Gluconat Canxi, Canxi fort có ưu điểm hơn là không gây áp-xe nếu tiêm dưới da, tiêm bắp.
- Tiêm dưới da dung dịch Gelatin 2%, vật nuôi lớn: 100-200 ml, vật nuôi nhỏ: 10-20 ml dung dịch này vừa có tác dụng làm tăng độ nhớt của máu, do đó máu chảy chậm hơn, tiểu cầu dễ vỡ hơn, quá trình đông máu dễ xảy ra, hơn nữa nó còn cung cấp ion Ca++cũng làm tăng quá tình đông máu.
- Dùng huyết thanh ngựa bình thường, tiêm dưới da hay tĩnh mạch cho ngựa, liều 100-150 ml/con trưởng thành.
- Dùng Adrenalin 0,1% tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc thấm trên bề mặt đang chảy máu làm co mạch máu, giúp cầm máu.
- Tiêm vitamin K trước khi phẫu thuật 1-2 ngày. Vitamin K thúc đẩy quá trình tổng hợp prothrombin ở gan là chất tham gia vào quá trình đông máu.
* Cầm máu dự phòng cục bộ
- Đặt garo là phương pháp tốt nhất để đề phòng chảy máu cục bộ, khi phẫu thuật ở 4 chân và đuôi. Dùng dây cao su, băng cuộn, dây vải… buộc vòng quanh cơ quan, phía trên vùng phẫu thuật, theo hướng dòng chảy của động mạch.
- Không được thắt dây garo quá lỏng hoặc quá chặt. Về mùa hè không được thắt garo quá 2 giờ, mùa đông không quá 1 giờ. Nếu phẫu thuật kéo dài, sau mỗi 30 phút, nới garo 30-60 giây, sau đó thắt lại.
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu những nguyên tắc cơ bản trong thủ thuật ngoại khoa? 2. Những vấn đề cần chú ý trước và sau khi phẫu thuật? 3. Phương pháp gây mê, gây tê, và cầm máu?
Phần thực hành
- Gây mê, gây tê, cầm máu cho ngựa
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.
Ghi nhớ
Bài 2.CHỨNG VIÊM
Giới thiệu
Viêm là phản ứng của toàn than chống lại mọi vật kích thích có haik đối với cơ thể.
Mục tiêu:
- Nhận biết được nguyên nhân, phản ứng và điều trị chứng viêm. - Thực hiện được công việc phòng và trị chứng viêm cho vật nuôi.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, quyết đoán trong công việc để bảo đảm hiệu quả, an toàn, vệ sinh cho người và vật nuôi
Nội dung: 2.1. Khái niệm
2.2. Các nguyên nhân gây viêm2.3. Triệu chứng của viêm 2.3. Triệu chứng của viêm 2.4. Điều trị chứng viêm 2.1. Khái niệm về viêm
Viêm là một triệu chứng thường thấy nhất đối với bệnh ngoại khoa gia súc, hầu như tất cả các bệnh ngoại khoa đều phát sinh từ triệu chứng viêm.
Viêm là phản ứng của toàn thân chống lại mọi kích thích có hại đối với cơ thể, nó thể hiện tại cục bộ. Bản chất của viêm là một quá trình bệnh lý lấy phòng vệ là chủ yếu nhằm duy trì sự cân bằng trong cơ thể.
Triệu chứng của viêm xuất hiện nặng hay nhẹ, tiên lượng tốt hay xấu phụ thuộc vào các nhân tố sau:
2.2. Các nguyên nhân gây viêm
Có 4 nguyên nhân:
2.2.1. Nguyên nhân cơ giới
Những chấn thương cơ giới như gia súc bị đánh đập, trượt ngã, gia súc đánh, húc, cắn xé lẫn nhau gây nên những tổn thương bên ngoài cơ thể dẫn đến viêm. Nguyên nhân này thường chiếm đại đa số trong các bệnh ngoại khoa của gia súc.
2.2.2. Nguyên nhân vật lý
Gia súc bị các nhân tố vật lý như nhiệt, điện, phóng xạ tác động gây viêm. Nhiệt độ cao sẽ gây bỏng, nhiệt độ thấp gây phát cước, các loại tia X- quang, tia cực tím cũng gây bỏng. Từ đó gây viêm cho cơ thể gia súc.
2.2.3. Nguyên nhân hóa học
Do các loại hóa chất có tác dụng phân hủy tế bào tổ chức cơ thể như các loại a xít mạnh, kiềm mạnh, thủy ngân...
2.2.4. Nguyên nhân sinh vật
Các loại vi khuẩn gây bệnh, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng độc, hại đều có thể gây viêm cho cơ thể gia súc do độc lực cũng như sự tác động cơ giới của chún
2.3. Triệu chứng của viêm
Viêm trong bệnh ngoại khoa khác với viêm trong các bệnh nội khoa, truyền nhiễm, sản khoa, ký sinh trùng ở chỗ ta có thể quan sát được một cách đầy đủ các biểu hiện quá trình viêm, thể hiện ở cục bộ bằng mắt thường đó lá: