Herniae bẹn (Herniae ân nang)

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại và sản khoa trên ngựa (Trang 37 - 39)

- Trở ngại cơ năng: Khi gia súc bị viêm ở nơi nào thì cơ năng của tổ choc vùng đó sẽ bị trở ngại.Ví dụ: Khi viêm khớp, viêm cơ, thì sự vận động của khớp

3.4.3. Herniae bẹn (Herniae ân nang)

Hecni âm nang thường gặp nhất là ở lợn, trâu, bò, ngựa.

3.4.3.1. Nguyên nhân

Hecni âm nang chủ yếu là do bẩm sinh. Trong quá trình phát triển của bào thai, ống bẹn (canol inguinal) được hình thành quá rộng. Khi gia súc ăn no, chạy nhảy, làm việc nặng sẽ làm cho áp lực xoang bụng tăng lên, đẩy ruột hoặc màng treo ruột qua ống bẹn rơi vào bao dịch hoàn gây nên hecni âm nang

3.4.3.2. Triệu chứng

Hecni âm nang có thể xảy ra đối với gia súc đực chưa thiến hoặc đã thiến rồi. Da của bao dịch hoàn căng to, tất cả các nếp nhăn vốn có của bao dịch hoàn đều biến mất. Khi ấn tay vào bao dịch hoàn có cảm giác mềm và có thể ấn một phần vật trong bao dịch hoàn (ruột hoặc màng treo ruột) trở lại xoang bụng làm cho bao dịch hoàn nhỏ lại. Nếu thôi không ấn tay nữa thì thể tích bao dịch hoàn trở lại như cũ (hecni âm nang có khả năng hồi phục). Gia súc vẫn ăn uống và vận động bình thường. Nếu hecni âm nang không có khả năng hồi phục (ruột hoặc màng treo ruột rơi vào bao dịch hoàn và dính lại với nhau) thì bao dịch hoàn căng bóng, màu tím bầm. Khi ta sờ tay vào bao dịch hoàn con vật có phản ứng đau. Con vật đi lại khó khăn. Đối với ngựa có triệu chứng toàn thân rõ rệt: Sốt cao, bỏ ăn, tinh thần mệt mỏi, sau đó xuất hiện triệu chứng đau bụng. Nếu không kịp thời điều trị con vật sẽ chết do viêm phúc mạc.

3.4.3.3. Điều trị

Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật ngoại khoa để đưa ruột vào trong xoang bụng rồi khâu lỗ bẹn lại

3.5. Tổn thương tổ chức cứng (gãy xương)

Gãy xương là trường hợp xương bị phá huỷ một phần hoặc toàn phần sự nguyên vẹn của nó. Khi xương bị gãy thường dẫn theo những tổn thương các tổ chức xung quanh nó ở các mức độ khác nhau như cơ bị dập nát, gân, thần kinh, mạch máu cũng bị đứt hay bị dập nát.

3.5.1. Nguyên nhân

- Nguyên nhân trực tiếp: Chủ yếu là do những tác động về cơ giới như đánh đập, trượt ngã... gây gãy xương.

- Nguyên nhân gián tiếp : Do những biến đổi bệnh lý trong các bệnh mềm xương, còi xương, thiếu sinh tố, ung thư xương... làm cho xương dễ gãy.

3.5.2. Phân loại gãy xương

- Căn cứ vào thời gian xuất hiện có thể phân chia thành:

+Gãy xương bẩm sinh:Phát sinh trong quá trình phát triển của bào thai do tác động của những yếu tố ngoại cảnh lên cơ thể mẹ khi đang mang thai.

+ Gãy xương hậu sinh:Là những trường hợp gãy xương từ lúc con vật ra

đời. Chủ yếu là do các tác động cơ giới (đỡ đẻ không đúng phương pháp) những tai nạn xảy ra đối với con vật do tác động của các yếu tố bệnh lý như bệnh còi xương, mềm xương, ung thư xương...

- Căn cứ vào các đặc điểm tổn thương các tổ chức, có thể phân thành: + Gãy xương kín

+ Gãy xương hở

- Căn cứ vào các mức độ tổn thương của xương, có thể chia thành: + Gãy xương hoàn toàn

+ Gãy xương không hoàn toàn.

Gãy xương hoàn toàn theo hướng của vết gãy so với trục của xương, có thể bao gồm:

Gãy ngang:Mặt cắt vết gãy vuông góc với trục của xương.

Gãy chéo: Vết gãy của xương tạo với trục dọc của xương thành một góc nào đó.

Gãy dọc:Vết gãy của xương cùng chiều với trục dọc của xương.

Gãy xoắn:Vết gãy xoắn theo trục dọc của xương.

Gãy răng cưa:Vết gãy của xương có hình răng cưa.

Gãy phức tạp: Vùng xương bị gãy tạo thành nhiều mảnh vụn to nhỏ khác nhau.

3.5.3. Triệu chứng

- Đau đớn: Mức độ đau nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí của xương bị gãy, mức độ tổn thương của xương, tổ chức mềm bao quanh xương. Xương gãy thành nhiều mảnh hiện tượng đau càng dữ dội.

- Vùng tổ chức bao quanh xương bị gãy càng có nhiều dây thần kinh chi phối thì càng đau nhiều hơn.

- Rối loạn chức năng: Nếu xương ở bốn chân bị gãy thì con vật có triệu chứng què một cách đột ngột. Gãy xương hàm thì con vật không ăn được. Hình thái giải phẫu của cơ quan có xương bị biến dạng, thay đổi về kích thước, về vị trí. Nếu gãy hoàn toàn xương sẽ tạo nên một khớp mới. Hai đầu xương bị gãy có thể thay đổi hướng về mọi phía khi cho gia súc vận động bị động hay vận động tự nhiên. Khi con vật vận động sẽ nghe được tiếng lạo xạo do hai đầu xương bị gãy cọ vào nhau phát ra.

3.5.4. Chẩn đoán

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, nhất là biểu hiện rối loạn cơ năng, tiếng kêu lạo xạo phát ra ở vùng bệnh khi ta cho con vật vận động cưỡng bức.

- Dựa vào kết quả của kiểm tra X quang.

3.5.5. Điều trị

* Cấp cứu gãy xương

Sau khi gia súc bị gãy xương phải chú ý việc cầm máu, đề phòng nhiễm trùng, giữ cho vết thương ở trạng thái yên tĩnh. Tiến hành cố định chắc hai đầu xương theo đúng vị trí của nó. Nếu là gãy xương hở, trước khi cố định phải xử lý vết thương trước (xem phần xử lý vết thương) rồi mới tiến hành cố định xương. Tìm mọi biện pháp có thể được để cho gia súc ở trạng thái yên tĩnh, bất động, đây là diều khó khăn đối với gia súc bị gãy xương. Nhiều trường hợp không giữ được gia súc yên tĩnh, bất động được sau khi bị gãy xương đã dẫn đến những tai biến nguy hiểm như xuất huyết, từ gãy xương không hoàn toàn thành gãy xương hoàn toàn, từ gãy xương đơn giản đến gãy xương phức tạp.

* Điều trị

Điều trị gãy xương bao gồm các khâu sau:

- Nắn, điều chỉnh các mảnh xương, đầu xương bị gãy vào vị trí cũ. - Băng cố định vùng xương bị gãy.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền xương.

Khi nắn, chỉnh xương bị gãy cần chú ý tránh làm sai lệch vị trí của các mảnh xương hay đầu xương. Tránh làm tổn thương đến các tổ chức mềm ở xung quanh, nhất là đối với hệ thống mạch máu, thần kinh ở cục bộ. Đặc biệt không được để một phần tổ chức mềm nằm chèn giữa các mảnh xương, đầu xương bị gãy, nó sẽ làm cản trở quá trình liền của xương.

Khi đặt băng cố định phải đảm bảo giữ chặt sự tiếp xúc của các mảnh

xương, đầu xương bị gãy với nhau, đồng thời phải đảm bảo sự lưu thông tuần hoàn cục bộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại và sản khoa trên ngựa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)