Ápxe ác tính:

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại và sản khoa trên ngựa (Trang 44)

+ Loại áp-xe này do vi khuẩn có độc lực cao gây nên, phản ứng viêm ở cục bộ rất rõ.

+ Tổ chức xung quanh áp-xe có hiện tượng phù nề nặng.

+ Mủ trong áp-xe có màu xám sẫm, lỏng, có mùi thối rất đặc biệt, đôi khi có lẫn bọt khí.

+ Ðáy và vách áp-xe thường có một lớp tổ chức hoại tử, màng áp-xe không hoàn chỉnh màu nâu xám, có nhiều ngóc ngách, nhiều túi.

- Áp-xe lạnh:

+ Ðặc điểm của hai loại áp-xe này không có triệu chứng viêm cấp tính ở cục bộ, sự tiến triển của áp-xe rất chậm.

+ Vách của nó được phủ một tổ chức dạng nấm có màu xanh nhạt, có hiện tượng hoại tử và loét.

+ Áp-xe tự vỡ ra sẽ hình thành lỗ rò.

4.2.4. Chẩn đoán

Muốn chẩn đoán chính xác cần phải căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: tại vùng bệnh có khối sưng hình bán cầu, có hiện tượng viêm cục bộ (sưng, đỏ, nóng, đau) sờ nắn thấy ở giữa mềm có hiện tượng ba động, xung quanh cứng. Cần phân biệt giữa u máu, u limpho, hernia và áp-xe.

Bảng 4.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác như: U máu, u limpho, áp-xe…

U MÁU U LIMPHO HERNIA ÁP-XE

Nhìn Bán cầu Bán cầu Bán cầu Bán cầu

Sờ nắn Lép bép, lạo xạo Mềm, nghe thấy âm “vỗ nước” Nhỏ lại hoặc mềm nóng Mềm Ấn tay Không ba động, để lại vết Ba động Bùng nhùng, lúc to lúc nhỏ Ba động

Choc dò Máu đen nhét

trong lòng kim

Dịch vàng,

nhanh đông Không có hoặc rất ít dịch Mủ Cách choc dò: Cắt lông và sát trùng kỹ da ở vùng nghi là áp-xe rồi dùng kim tiêm (kim 14-16) đã được tiêu độc kỹ chọc vào vị trí thấp nhất của chỗ sưng, nếu là áp-xe có mủ chảy ra. Nếu mủ lỏng sẽ chảy ra theo lòng kim tiêm, mủ đặc như bã đậu sẽ bịt kín lòng kim.

4.2.5. Ðiều trị

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại và sản khoa trên ngựa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)