- Trở ngại cơ năng: Khi gia súc bị viêm ở nơi nào thì cơ năng của tổ choc vùng đó sẽ bị trở ngại.Ví dụ: Khi viêm khớp, viêm cơ, thì sự vận động của khớp
4.1. Bệnh viêm lỗ chân lông ngựa
4.2. Áp xe (nhọt bọc)
4.1. Bệnh viêm lỗ chân lông ngựa
Là bệnh viêm hóa mủ cấp tính phần lỗ chân lông ở ngoài túi lông của gia súc.
4.1.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu là do lông và da của gia súc bẩn, lỗ chân lông bị vật bẩn bịt kín, vi trùng gây bệnh xâm nhập vào gây viêm hóa mủ.
Ngoài ra, nếu quá trình trao đổi chất của cơ thể gia súc bị rối loạn, dinh dưỡng không tốt làm cho cơ năng bài tiết của các tuyến nhờn mất bình thường cũng gây bệnh.
Vi trùng gây bệnh thường là các loại tụ cầu trùng và liên cầu trùng gây nên.
4.1.2. Triệu chứng
Các loại gia súc như ngựa, trâu, bò, lợn đều mắc bệnh này.
Có khi bệnh phát sinh thành từng cái một rải rác toàn thân, có khi phân bố tại một vùng nhất định ở vùng cổ, gáy, đùi và bốn chân.
Diễn biến của bệnh là, đầu tiên trên da sinh ra những hạt nhỏ, chúng phát triển nhanh chóng thành những bóng mủ, trong đó chứa một ít mủ đặc màu trắng vàng, xung quanh gốc mụn có màu đỏ ửng, đối với da không có sắc tố thì rất rõ.
Đầu mụn lõm vào trong. Thường từ ngày thứ ba đến thứ tư tế bào tầng biểu bì của bóng mủ bị hoại tử, mủ chảy ra rồi khô lại đóng thành vảy. Sau 3 - 5 ngày vảy bong ra, để lại vết sẹo trắng, chỗ bị rụng lông lại có thể mọc lông mới.
Viêm lỗ chân lông có thể truyền lây từ gia súc sang người, bệnh thường phát sinh ở mặt và mu bàn tay người.
4.1.3. Chẩn đoán
Chẩn đoán bằng phương pháp quan sát diễn biến lâm sàng của bệnh. Cần phân biệt bệnh viêm lỗ chân lông với bệnh ghẻ.
Trong bệnh viêm lỗ chân lông, hiện tượng viêm chỉ giới hạn ở từng gốc lông, từng lỗ chân lông. Hiện tượng hóa mủ có thể xâm nhập sâu vào da, thậm chí đến tổ chức dưới da.
Trong bệnh ghẻ, do nhiễm trùng kế phát nên hiện tượng viêm lan tràn, không giới hạn ở phần lỗ chân lông.
4.1.4. Điều trị
Nguyên tắc điều trị bệnh này là loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Chú ý vệ sinh lông, da của gia súc. Mặt khác, dùng thuốc điều trị vùng bệnh.
Về thức ăn phải chú ý cho gia súc ăn thức ăn có nhiều sinh tố, nhất là các loại sinh tố A, B, C. Phải thường xuyên tắm chải cho gia súc.
Đối với những mụn tương đối to có thể chích ra, nặn hết mủ rồi dùng cồn iod 2% để bôi hoặc rắc bột sulfanilamid vào.
Không nên dùng các loại thuốc mỡ (thuốc mỡ penicillin, thuốc mỡ sulfamid) để bôi vào mụn vì nó sẽ bịt kín lỗ chân lông, làm cho bệnh càng nặng thêm.
Trường hợp không có sulfanilamid có thể dùng bột penicillin, streptomycin, tetracyclin... rắc vào mụn cũng cho kết quả tố