Điều trị chứng viêm bằng hóa chất

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại và sản khoa trên ngựa (Trang 30 - 32)

- Trở ngại cơ năng: Khi gia súc bị viêm ở nơi nào thì cơ năng của tổ choc vùng đó sẽ bị trở ngại.Ví dụ: Khi viêm khớp, viêm cơ, thì sự vận động của khớp

2.4.2. Điều trị chứng viêm bằng hóa chất

- Dùng thuốc tiêu viêm: Thường dùng ở giai đoạn đầu của viêm quá cấp tính hoặc cấp tính. Trong trường hợp này người ta dùng phương pháp phong bế vùng viêm bằng Novocain và kháng sinh. Dung dịch Novocain 1%: 20ml Penicillin: 4.000.000 - 6.000.000 UI Pha thành dung dịch tiêm xung quanh tổ chức, vùng viêm mỗi ngày phong bế 1 lần, điều trị 3 - 5 ngày. Ngoài ra, người ta có thể dùng các loại thuốc nam có tác dụng tiêu viêm như lá vòi voi, lá sài đất, lá bỏng giã nhỏ cùng với lá dâm bụt, lá khoai lang rồi đắp lên vùng viêm.

- Dùng thuốc kích thích: Ngoài việc dùng các loại thuốc tiêu viêm để làm giảm viêm trong giai đoạn đầu, người ta còn dùng các loại hóa chất, các loại thuốc kích thích mạnh đầu mút thần kinh cảm giác gây xung huyết, tăng cường tuần hoàn, nhờ vậy mà cải thiện quá trình trao đổi chất ở cục bộ, thúc đẩy nhanh sự hấp thu dịch rỉ viêm, làm cho viêm chóng hồi phục. Thường dùng phương pháp này để điều trị viêm cấp tính ở giai đoạn sau, viêm á cấp tính và mãn tính. Thuốc kích thích có hai loại: Loại kích thích yếu và loại kích thích mạnh. Thuốc kích thích yếu thường dùng các loại sau: Cồn Iod : Có tác dụng tiêu độc, hấp phụ và kích thích nhẹ, dùng bôi vào chỗ viêm.

Hợp chất 4 : 3: 1 gồm các chất sau:

Dung dịch cồn long não 10%: 4 phần

Dung dịch amoniac 10%: 3 phần

Dung dịch amoniac 10%: Dầu thông: 1 phần

Hợp chất 4 : 3 : 1 có tác dụng kích thích nhẹ, làm cho viêm mãn tính chuyển thành viêm cấp tính, viêm chóng hồi phục. Khi dùng phải xoa bóp mạnh vùng bị viêm để nâng cao tác dụng của thuốc.

Hợp chất : Iod, long não, ethe, gồm các chất sau:

Iod: 20ml

Cồn 950: 100ml

Ethe: 60ml

Long não: 20ml

Dầu thầu dầu: 25 ml

Cách dùng: Cắt và cạo sạch lông vùng bị viêm, dùng nước và xà phòng rửa

sạch, lau khô rồi dùng bản chải nhúng vào hợp chất trên, chà xát mạnh vào vùng viêm khoảng 20 phút, mỗi ngày hai lần. Thuốc kích thích mạnh hay dùng trong điều trị bệnh ngoại khoa là HgI2. Người ta dùng nó dưới dạng thuốc mỡ 5 - 20% để điều trị bệnh viêm cơ, viêm khớp, viêm gân thể mãn tính. Chú ý không được dùng thuốc này để điều trị bệnh cho trâu, bò vì trâu, bò rất mẫn cảm với Hg nên dễ gây trúng độc thuốc

Câu hỏi ôn tập

1. Nêu nguyên nhân gây viêm ở ngựa? 2. Trình bày triệu chứng viêm ở ngựa? 3. Điều trị chứng viêm ở ngựa?

Phần thực hành

- Điều trị chứng viêm trên ngựa

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh.

Ghi nhớ

Bài 3. TỔN THƯƠNG NGOẠI KHOA Giới thiệu

Các tế bào, tổ chức, các khí quan của cơ thể gia súc bị các nhân tố cơ học, lý học, hóa học và sinh học tác động làm cho mất tính chất hoàn chỉnh.

Mục tiêu

- Nhận biết được nguyên nhân gây tổn thương ngoại khoa.

- Thực hiện được công việc phòng và trị tổn thương ngoại khoa cho vật nuôi. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, quyết đoán trong công việc để bảo đảm hiệu quả, an toàn, vệ sinh cho người và vật nuôi

Nội dung:

3.1. Khái niệm

3.2. Phân loại tổn thương 3.3. Nguyên nhân

3.4.Tổn thương hở ở tổ chức mềm

3.4.1. Herniae thành bụng 3.4.2. Herniae rốn

3.4.3. Herniae bẹn

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại và sản khoa trên ngựa (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)