các tổ chức đảng, đảng viên; phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng; kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát với thi hành kỷ luật đảng
Đây là giải pháp phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong tiến hành KT,GS; đảm bảo tính khách quan, nghiêm minh trong KT,GS, là cơ sở xây dựng đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ, chi bộ và đơn vị trung, lữ đoàn Quân khu 4 hiện nay.
Một là, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đề cao tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng trong tiến hành kiểm tra, giám sát.
Tự phê bình và phê bình biện pháp căn bản để củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao NLLĐ, SCĐ của tổ chức đảng. Thực hiện tốt chế độ TPB và PB là nội dung, biện pháp quan trọng để phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức cơ sở đảng. Chất lượng sinh hoạt đảng là thước đo đánh giá thực hành dân chủ của đảng viên và NLLĐ, SCĐ, sự thống nhất cao về ý chí và hành động của tổ chức và đảng viên.
Phát huy tinh thần trách nhiệm của các tổ chức quần chúng trong tiến hành KT,GS chính là thực hiện tư tưởng “nước lấy dân làm gốc”, nhằm tổ chức, động viên quần chúng trong đơn vị tham gia xây dựng Đảng.
Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã chỉ rõ: “hễ nơi nào, lúc nào mà sinh hoạt chi bộ bị buông lỏng, rời rạc, không có nội dung chính trị, tư tưởng cụ thể, thiết thực thì nơi đó, lúc đó bắt đầu có nguy cơ chệch đường lối, chính sách của Đảng, hạ thấp vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, làm cho kỷ luật của Đảng bị lỏng lẻo, các biểu hiện tiêu cực nảy sinh và phát triển, sự gắn bó giữa Đảng quần chúng bị suy yếu”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa khuyết điểm như thế thì cán bộ mới trọng thêm kỷ luật” [33, tr.521]. Thực tiễn đã chứng minh có nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra trong nội bộ các tổ chức đảng là do quần chúng phát hiện. Chất lượng công tác KT,GS của các đảng uỷ trung, lữ đoàn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng, tinh thần tự giác, TPB của tổ chức đảng, đảng viên và trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng cao hay thấp.
Những năm qua, các cấp uỷ, tổ chức đảng trong các đảng bộ trung, lữ đoàn đã có chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng. phát huy tinh thần TPB,PB của tổ chức đảng và của đội ngũ CB,ĐV, trách nhiệm xây dựng đảng của quần chúng. Tuy nhiên, phương pháp tổ chức điều hành sinh hoạt vẫn còn biểu hiện cứng nhắc, tính chiến đấu không cao, TPB và PB hạn chế,
chưa phát huy đúng mức của các tổ chức quần chúng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Không ít tường hợp né tránh, bao biện, nhận khuyết điểm nhưng không sửa chữa, thậm chí còn tái phạm, dẫn đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ thấp.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đề cao TPB và PB của các tổ chức đảng, CB,ĐV, phát huy tinh thần trách nhiệm của các tổ chức quần chúng trong KT,GS đòi hỏi các đảng uỷ trung, lữ đoàn thực hiện một số biện pháp sau.
Trước hết bí thư cấp ủy phải đề cao trách nhiệm nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên; nắm vững nhiệm vụ chính trị trung tâm và tình hình đội ngũ đảng viên trong từng giai đoạn để lựa chọn đúng trọng tâm lãnh đạo phù hợp; chuẩn bị dự thảo nghị quyết cấp ủy, chi bộ, đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm; xác định đúng phương hướng, chủ trương, giải pháp lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Duy trì thực hiện tốt nề nếp chế độ sinh hoạt, phát huy dân chủ, bảo đảm cho mọi đảng viên được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các nội dung liên quan đến hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng. Chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong từng nội dung sinh hoạt; nêu cao tính đảng, tính chiến đấu trong TPB và PB của cán bộ, đảng viên. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của đảng viên, động viên cán bộ, đảng viên nói thẳng, nói thật, tạo ra không khí chân tình, cởi mở, không áp đặt ý kiến cá nhân. Tăng cường sự đoàn kết thống nhất nội bộ, trước hết là trong cấp ủy và đội ngũ cán bộ chủ trì.
Để đề cao TPB và PB của đội ngũ CB,ĐV trong KT,GS, mọi CB,ĐV phải có nhận thức và thái độ TPB,PB đúng đắn và nghiêm túc “phê bình việc làm chứ không phê bình người”. Phải cụ thể hóa nguyên tắc, chế độ TPB,PB trong công tác KT,GS thành quy định cụ thể để chủ thể, đối tượng và các lực lượng liên quan đến công tác KT,GS có cơ sở chấp hành. Trước hết cấp ủy, cán bộ chủ trì phải thường xuyên tự phê bình và nghiêm túc tiếp thu phê bình, chủ động sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm của mình; mạnh dạn phê bình với đối tượng KT,GS để làm rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân vi phạm để tìm cách sửa chữa. Trong phê bình
phải nắm chắc diễn biến tư tưởng, thái độ của đối tượng KT,GS để động viên, thuyết phục, cảm hóa họ nêu cao ý thức đấu tranh tự phê bình, xác định rõ trách nhiệm khi được KT,GS để giúp cho công tác KT,GS đạt kết quả đúng với kế hoạch đã đề ra. Đối tượng KT,GS phải nêu cao ý thức đấu tranh tự phê bình với chính mình để làm rõ trách nhiệm, ưu điểm, khuyết điểm, hoặc vi phạm, tự nhận trách nhiệm, xác định hình thức kỷ luật, chủ động khắc phục lỗi phạm do mình gây ra; tiếp thu ý kiến phê bình với thái độ cầu thị, quyết tâm sửa chữa khắc phục khuyết điểm.
Lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp của quần chúng các ban chấp hành tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân đảm bảo đúng nguyên tắc, đi vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, cần phân loại những ý kiến đúng, chưa đúng, có phúc đáp kịp thời, thông báo cho từng tổ chức đảng, đảng viên và báo cáo trước hội nghị KT,GS. Trong các hội nghị lấy ý kiến của quần chúng, đoàn (tổ) kiểm tra, cấp uỷ nơi được KT,GS phải khuyến kích, động viên, phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm và có những biện pháp để bảo vệ những quần chúng tham gia ý kiến đóng góp xây dựng; phải có thái độ đúng mực, nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của quần chúng, tránh sự trù dập, thành kiến cá nhân. “Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét” [33, tr.232].
Chỉ đạo tổ chức đảng, đảng viên được KT,GS lập kế hoạch sửa chữa khuyết điểm. Phải có báo cáo kết quả mức độ chuyển biến sau từng thời gian. Những nội dung liên quan đến ý kiến đóng góp của quần chúng nếu thấy cần thiết phải thông báo đến các tổ chức quần chúng để tạo không khí phấn khởi, củng cố niềm tin, động viên quần chúng tiếp tục theo dõi giám sát hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên và của đơn vị.
Hai là, kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát với thi hành kỷ luật đảng.
Kỷ luật Đảng là toàn bộ những quy định tại Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng; những quy định cụ thể trong Đảng có tính bắt buộc đối với mọi hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, nhằm bảo đảm cho Đảng thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Mọi CB,ĐV phải tự giác chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của đảng; pháp luật Nhà nước; kỷ luật quân đội và quy định của các đoàn thể mà đảng viên tham gia hoạt động.
Kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng là những nội dung quan trọng và cần thiết có mối quan hệ chặt chẽ là điều kiện tiền đề của nhau. Mục đích KT,GS và thi hành kỷ luật Đảng nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện những dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên để kịp thời xử lý, nhằm giữ vững kỷ cương của Đảng, bảo đảm sự thống nhất về ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, giáo dục tổ chức đảng và đảng viên. Kết luận 72-KL/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác KT,GS của Đảng đến năm 2020, Đảng khẳng định: “Kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đã kiểm tra, kết luận để răn đe và giáo dục” [3, tr.3]. Do vậy, để xây dựng các đảng bộ trung, lữ đoàn Quân khu 4 luôn TSVM phải kết hợp chặt chẽ công tác KT,GS với thi hành kỷ luật đảng.
Việc kết hợp KT,GS với thi hành kỷ luật đảng phải được tiến hành chặt chẽ, thường xuyên, đúng nguyên tắc, đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ. Trước hết trong nghị quyết lãnh đạo của các tổ chức đảng phải đề cập đến việc kết hợp công tác KT,GS và kỷ luật đảng. Phải làm cho tổ chức đảng, CB,ĐV thống nhất về nhận thức, xây dựng và củng cố trận địa tư tưởng vững chắc; xây dựng sự đoàn kết thống nhất về mọi mặt trong nội bộ các đảng bộ, chi bộ; chấp hành và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, ngăn chặn, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện tốt việc kết hợp công tác KT,GS với thi hành kỷ luật đảng đòi hỏi các đảng uỷ trung, lữ đoàn tập trung nâng cao NLLD, SCĐ của các tổ chức đảng; củng cố, xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng TSVM gắn với xây dựng đơn vị VMTD. Chú trọng củng cố kiện toàn cấp uỷ, tổ chức đảng yếu kém, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ thấp. Giáo dục, quán triệt cho đội ngũ CB,ĐV nhận thức đúng đắn về sự kết hợp công tác KT,GS với thi hành kỷ luật đảng là một khâu cơ bản, quan trọng không thể thiếu trong quá trình lãnh đạo của các tổ chức đảng nhằm xây dựng các tổ chức đảng TSVM, giáo dục CB,ĐV nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật đảng, kỷ luật quân đội.
Kết hợp chặt chẽ công tác KT,GS với thi hành kỷ luật đảng đòi hỏi phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ và sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên, cụ thể của UBKT đối với các tổ chức đảng trực thuộc, được thể hiện chặt chẽ trong các khâu, các bước của công tác KT,GS và thi hành kỷ luật đảng, đó là:
Qua kiểm tra, cấp uỷ nhận xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và nguyên nhân; rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi những vấn đề cần thiết; phát hiện những nhân tố mới, biểu dương, khen thưởng những tổ chức đảng và đảng viên chấp hành tốt; phê bình tổ chức đảng và đảng viên có khuyết điểm; kịp thời xem xét, kết luận, xử lý nghiêm túc và cương quyết các vụ việc vi phạm kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý. Khi phát hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Qua giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, định kỳ hằng năm (hoặc đột xuất), cấp uỷ nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và nguyên nhân; rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi những vấn đề cần thiết; phát hiện những nhân tố mới. Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên không thực hiện, thực hiện không đúng nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, hoặc ban hành các quyết định trái với nghị quyết, chỉ thị quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thì có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên khắc phục, sửa chữa; nếu không khắc phục, sửa chữa thì xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp uỷ cấp trên xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan; nếu cần thiết thì yêu cầu huỷ bỏ các quyết định, quy định sai trái đó. Nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra, xem xét, kết luận. Nếu kết luận tổ chức đảng, đảng viên vi phạm kỷ luật đến mức phải xử lý, kịp thời xem xét, xử lý kiên quyết và nghiêm minh các vụ việc vị phạm kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Khi kiểm tra phát hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Muốn thực hiện tốt công tác giám sát phải có quan sát, theo dõi, xem xét tình hình thực tế của đối tượng được giám sát; ngược lại, muốn thực hiện tốt công tác kiểm tra thì phải thường xuyên giám sát để đưa ra quyết định có nên kiểm tra hay không. Thực hiện tốt công tác giám sát, thì công tác kiểm tra càng chủ động, kịp thời và đạt chất lượng, hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác KT,GS mới kịp thời phát hiện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm
tới mức phải xử lý kỷ luật thì kiên quyết xử lý bằng những hình thức kỷ luật đảng, kỷ luật quân đội cho phù hợp, chống hiện tượng bao che, giấu giếm khuyết điểm.
Khi tiến hành công tác KT,GS và thi hành kỷ luật của Đảng, đảng uỷ các trung, lữ đoàn phải nắm chắc tư tưởng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, cách thức phương pháp tiến hành; nắm vững và thực hiện đúng thẩm quyền thi hành kỷ luật, nắm chắc tình hình việc chấp hành kỷ luật của đội ngũ CB,ĐV trong toàn đảng bộ. Phải căn cứ vào tính chất đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị; chức trách của đảng viên, vị trí của cấp uỷ, chi bộ để nghiên cứu, xem xét, kết luận lỗi phạm của đối tượng vi phạm để có cách thức xử lý phù hợp với các hình thức kỷ luật theo Điều 35, Chương VIII Điều lệ Đảng.
Đặc biệt phải làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, phát huy tinh thần tự giác, đề cao TPB và PB của tổ chức đảng, của CB,ĐV. KT,GS phải nhận xét, đánh giá, kết luận khách quan chính xác, phải kiên trì giáo dục, thuyết phục kết hợp với những bằng chứng chính xác, đấu tranh làm rõ đúng, sai, xác định rõ trách nhiệm để cá nhân và tổ chức có vi phạm tự nhận rõ sai lầm, khuyết điểm có biện pháp sửa chữa tiến bộ. Nếu vi phạm đến mức độ phải lử lý thì tiến hành xử lý vi phạm công minh, chính xác, kịp thời, đúng người, đúng vụ việc, đạt được tính giáo dục. Chống mọi biểu hiện trù dập, áp đặt chủ quan, định kiến hoặc nể nang, xuê xoa, né tránh, bao che khuyết điểm; sợ trách nhiệm, sợ va chạm, dễ người, dễ ta; sợ ảnh hưởng đến thành tích cá nhân và tập thể. Khắc phục những biểu hiện giản đơn, xem xét phiến diện một chiều, nhẹ trên nặng dưới; ngại làm công tác tư tưởng, ngại đấu tranh (nhất là đối với những cán bộ có chức, có quyền, lớn tuổi), không xác minh hoặc xác minh không đầy đủ và giản đơn trong thực hiện các nguyên tắc, thủ tục.