Tính thiền hành động, nhập thế tích cực trong triết học Trần Nhân Tông

Một phần của tài liệu Triết học trần nhân tông (Trang 33 - 35)

Tông

Có thể nói tính thiền hành động và tinh thần nhập thế tích cực làm cho tư tưởng Triết học của Trần Nhân Tông nói riêng và Thiền tông Việt Nam thời Lý – Trần nói chung nổi bật, đặc sắc là điểm khác biệt so với các thiến phái khác.

Trần Thái Tông đã đi từ quan điểm “chân Phật” lên “hoạt Phật” và từ quan điểm “tâm bình thường thị đạo” lên thành cái yếu chỉ của cái tâm “tồn nhi bất tri”, tức là vui cái vui của đạo, sống hài hòa với đời, đời đạo hòa quyện, không có sự khác biệt giữa thiền sư và một vị vua.

Đến lượt mình, Tuệ Trung Thượng sĩ còn táo bạo hơn, khi chủ trương tu luyện phá chấp triệt để và coi đạo và đời không tách rời nhau. Ông tu đạo trong chính cuộc đời bụi bặm coi đó là nơi thử thách, tôi luyện con người như đóa sen nở trong lò lửa.

Trần Nhân Tông kế thừa tư tưởng thiền hành động và nhập thế tích cực của người ông và người thầy của mình nhưng ở thời đại của ông, ông đã phát triển nó lên một tầm cao mới, khẳng định tính chất thiền hành động và nhập thế tích cực là một đặc sắc của thiền Việt Nam. Tinh thần nhập thế tích cực của Trần Nhân Tông được thể hiện trên hai phương diện:

Một là, quyết tâm phục hồi và phát huy vai trò chủ đạo của tư tưởng Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội Đại Việt, đưa triết lý đạo đức Phật giáo thâm nhập sâu rộng và trở thành nền tảng đạo đức của nhân dân Đại Việt.

Hai là, đem triết lý Phật giáo gắn với đời sống xã hội, thể hiện triết lý đó bằng hoạt động, sống tích cực, không xa lánh cuộc đời, không tu hành theo kiểu ép xác khổ hạnh, cũng không phải thuần túy “trầm tư mặc tưởng”, mà luôn đề cao nhân nghĩa và cái tâm từ bi.

Tiếp thu tinh thần nhập thế của Nho gia trong triết lý thiền của mình, Trần Nhân Tông luôn đề cao trách nhiệm, bổn phận và hành động tích cực của kẻ trượng phu, chủ trương làm trai phải quyết trả nợ nước non, giúp ích cho đời, đền đáp núi sông, lo cho dân cho nước. Chính điều đó đã làm cho tư tưởng thiền của ông gắn với hiện thực xã hội, với đời sống của dân và vận mệnh của đất nước, dân tộc. Ngoài ra tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông mang đậm tính chất thiền hành động, nhập thế tích cực là do:

Thứ 1, Ông chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan điểm của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ về tinh thần phá chấp của các thiền phái đi trước. Tinh thần gắn đời với đạo của Trần Thái Tông, tinh thần sống thiền, hành thiền, xuất thế trong chính sự nhập thế của Tuệ Trung Thượng sĩ. Trần Nhân Tông phát triển tinh thần phá chấp trong triết lý thiền của mình với ý nghĩa tích cực hơn. Từ quan điểm về “vọng niệm” của Trần Thái Tông và “nhị kiến” của Tuệ Trung Thượng sĩ, ông đã đề cao quan điểm “lý bất nhị”, không chấp hai mặt (có có - không không), gạt bỏ sự đối lập giữa Phật và chúng sinh. Trong bài Câu hữu câu vô, ông cho rằng, vạn pháp là “có có - không không” và cũng là “chẳng có, chẳng không”, bởi bản thân chúng biến đổi vô thường như “nón tuyết, hài hoa”, chúng quyện chặt với nhau như sắn bìm quấn quýt,... Do vậy, nếu phá bỏ được định kiến “chấp có chấp không” thì sẽ đạt tới giác ngộ chân lý. Chính quan điểm đó đã đem lại cho Trần Nhân Tông cái nhìn tự do phóng khoáng, không bị ràng buộc bởi sự phân biệt giữa đạo và đời. Gắn đạo với đời đã làm cho tư tưởng, hành động thiền của ông mang tính chất nhập thế tích cực.

Thứ 2, Tư tưởng của Trần Nhân Tông mang đặc điểm thiền hành động và nhập thế tích cực còn do ông có quan niệm độc đáo về vấn đề sinh tử. Ông cho rằng con người không thể nào thoát khỏi vấn đề sinh tử được, phải ở trong cái sinh tử để thấu suốt bản tính của nó nhận ra theo triết lý “vô

thường”, “vô ngã”. Vì thế, vấn đề sinh tử không phải là chuyện tầm thường, vô ích, mà là vấn đề lớn, quyết định thái độ, hành động sống của con người. Do vậy, cần chấp nhận chuyện sinh tử như một lẽ thường nhiên; sống nhưng không lầm và chấp vào những cái huyễn ảo của cuộc đời; phải sống giữa đời, “tùy duyên hành đạo”.

Thứ 3, tư tưởng triết học Trần Nhân Tông sở dĩ thể hiện rõ tính chất thiền hành động, nhập thế tích cực, đó là do bản thân cuộc đời và sự nghiệp của ông với vị trí xã hội và địa vị tôn giáo đặc biệt - vừa là vua, vừa là thiền sư. Không chỉ là người sáng lập ra thiền phái lớn nhất Việt Nam thời đó, mà còn là vị vua anh minh dẫn dắt muôn dân, trị vì đất nước, ông đã không thể tách rời đạo với đời, mà kết hợp đạo với đời, gắn lợi ích của bản thân với lợi ích của toàn dân tộc.

Một phần của tài liệu Triết học trần nhân tông (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w