Nghĩa thực tiễn

Một phần của tài liệu Triết học trần nhân tông (Trang 38 - 48)

Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của ông không chỉ mang ý nghĩa về mặt lý luận mà còn tác động vào thực tiễn đương thời và lưu giữ giá trị thực tiễn cho đến ngày nay.

Tư tưởng của Trần Nhân Tông ảnh hưởng đến xã hội đương thời. Vừa là một vị vua và là một nhà Thiền sư Trần Nhân Tông luôn phát triển tư tưởng của mình dựa trên thực tiễn của xã hội, suốt đời sống hết mình vì đời, vì đạo, vì nước, vì dân. Trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh liên miên tư tưởng của Ông về đạo đức về đoàn kết dân tộc, vua – dân một lòng đoàn kết đánh thắng quân xâm lược làm cho khí thế của quân đội nhà Trần ngút ngàn chiến thắng giặc ngoại xâm.

Quan điểm về nhân sinh của Trần Nhân Tông, ông cho rằng sống mà không giúp ích gì cho đời là điều đáng hổ thẹn của bậc trượng phu. Vì thế sau

khi đất nước đã vượt qua hai cuộc chiến tranh, mặt dù bị tàn phá nặng nề nhưng con dân Đại Việt lao động hăng say, nhằm đưa đất nước thái bình, thịnh trị.

Cho nên khi viết Cư trần lạc đạo phú, vua Trần Nhân Tông đã không quên đưa việc dựng cầu đò, xây chiền tháp để làm cho đất nước đẹp đẽ, trở thành một nhiệm vụ, một nghĩa vụ mà người Phật tử Việt Nam có bổn phận phải hoàn thành đối với tổ quốc. Và tổ quốc Việt Nam sau những năm tháng chiến tranh ấy đã trở thành một cõi đất Phật, mà trạng nguyên Huyền Quang Lý Tải Đạo đã diễn tả trong bài phú Vịnh chùa Vân Yên:

“Phen những ôi! Tây Trúc dường nào Nam châu có mấy

Non Linh Thứu ai đem về đây Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đáy, Vào chưng cõi Thánh thênh thênh Thoát rẽ lòng phàm phây phấy”

Đất nước Việt Nam vào thời ấy được nhìn như thế. Cho nên, người dân đã sẵn sàng hy sinh chiến đấu để bảo vệ, và cũng sẵn sàng hăng say xây dựng để kiến tạo một cõi Phật cho chính mình và con cháu.

Bên cạnh đó “Thập thiện” của Trần Nhân Tông ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của nhân dân, vua cai trị đất nước bằng nhân từ, độ lượng. Góp phần tạo nên một xã hội ổn định và sống đạo đức. Một trong những cống hiến to lớn dưới thời của Trần Nhân Tông là lần đầu tiên sử sách ta ghi lại việc đọc những chiếu chỉ triều đình không chỉ bằng tiếng Hán mà cả bằng tiếng Việt, tiếng nói hàng ngày của người Đại Việt thời bấy giờ, nhằm cho mọi tầng lớp người dân thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau có thể hiểu được nội dung những chính sách liên hệ đến số phận của họ. Ý nghĩa xã hội của việc dùng

tiếng Việt để đọc các chiếu chỉ của vua này là rất lớn. Nó xác nhận cho ta một sự thật lịch sử là vua với dân muốn nói chuyện với nhau một cách bình đẳng thân tình như những người cùng một dòng giống, cùng một gia đình.

Vào thời vua Trần Nhân Tông, Phật giáo trở thành Quốc giáo, đặc biết là Phật giáo Việt Nam Của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã chi phối hầu hết văn hóa – chính trị - xã hội lúc bấy giờ.

Tư tưởng của Trần Nhân Tông không chỉ có ý nghĩa ở xã hội đương thời mà ngày nay nó cũng còn nguyên giá trị và ảnh hưởng đến thực tiễn xã hội.

Thứ 1, Góp phần tạo nên một xã hội ổn định

Tư tưởng triết học của ông xoay quanh vấn đề tâm, là Phật tại tâm, kiến tính thành Phật, tính dân tộc và tinh thần nhập thế. Theo tinh thần đó, ai cũng có thể thành Phật và chính điều đó tạo sự bình đẳng cho mọi người, để họ có tinh thẩn hợp tác, tham gia tích cực vào xã hội, hướng tới sự nhân ái hòa bình – biểu hiện của tinh thần bác ái, cải cách xã hội bằng cách cải cách từng thành viên và đi vào gốc rễ thâm sâu nhất, đó là tâm của mỗi người. Tinh thần dân chủ, bình đẳng được thể hiện khá rõ ràng trong các sinh hoạt thiền tại các thiền viện.

Trong những năm gần đây, khá nhiều các tự viện tổ chức và tổ chức thường xuyên các khóa tu thiền. Số lượng người tham gia cũng ngày một đông và hứng thú hơn. Tại đây, không có sự phân biệt giàu nghèo, địa vị, nghề nghiệp, lứa tuổi, tôn giáo của các thiền sinh. Điều này thể hiện sự bình đẳng trong chủ trương tổ chức và chiêu mộ thiền sinh đến sinh hoạt thiền. Nhìn rộng hơn, sự bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đồng là yếu tố cần thiết cho một xã hội ổn định. Sự dân chủ thể hiện ở việc một số vấn đề của xã hội được đưa ra bàn luận, các thiền sinh có thể trao đổi, đóng góp ý kiến của mình, còn lối sống lục hòa giúp thiền sinh được tôn trọng và đối xử bình

đẳng như nhau trên tinh thần hòa hợp, yêu thương, điều đó sẽ giúp các thiền sinh tôn trọng mọi người, tương thân tương ái..

Bên cạnh đó, một hiệu quả khác mà các khóa tu thiền đem lại, đó là góp phần hạn chế các vấn nạn xã hội. Hiện nay xuất hiện không ít hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân. Vấn nạn tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng đã làm không ít người chạy theo lối sống vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần. Các tệ nạn xã hội khác đang có chiều hướng gia tăng với nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau như mại dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè và đặc biệt là HIV/AIDS… Điều này tạo ra tâm lý hoang mang, lo sợ, thậm chí mất niềm tin vào thế giới hiện thực của một bộ phận nhân dân. Họ tìm nhiều điểm tựa tinh thần, trong đó có Phật giáo để vượt qua những khó khăn, bất hạnh. Nhiều người đã chọn những khóa tu tại các chùa để tìm cho mình và tạo lập lối sống lành mạnh, tự tạo ra “kháng sinh” cho bản thân mình. Trong các khóa tu, sau giờ học, các bạn trẻ được học hát, tham gia trò chơi cộng đồng, chăm sóc và bảo vệ mội trường thiên nhiên xung quanh, được giao lưu, đốt lửa trại, đọc sách, sám hối… Đây là lúc mỗi thành viên nhìn lại những việc mình đã làm, thành thật với bản thân những điều chưa tốt để sửa chữa và cố gắng hơn. Ở góc độ nhất định, các khóa tu là hình thức giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng theo tinh thần thương yêu (bi), hiểu biết (trí) và can đảm (dũng). Ngoài ra, những sinh hoạt cộng đồng như đã nói ở trên giúp mỗi cá nhân quan tâm hơn đến những người xung quanh, không còn bàng quan trước cuộc sống. Đạo lý duyên sinh (mọi người nương nhau) và lục hòa ( sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp) cho thấy Phật giáo đã và đang hướng con người tới lối sống cộng đồng, tự nguyện chia sẻ vui buồn, hạnh phúc, khó khăn với những người quanh mình, bồi đắp tình thương yêu và ý hướng tiến bộ. Những điều đó sẽ giúp tạo ra một xã hội ổn định, an lành.

Trần Nhân Tông với tinh thần nhập thế tích cực, dấn thân để phục vụ xã hội là tư duy cần thiết để phát triển kinh tế, đặc biệt là thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Tư tưởng ấy tuy không tác động trực tiếp vào việc hoạch định đường hướng phát triển kinh tế của mỗi địa phương song sẽ ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội, làm thay đổi nhận tức về tư duy xây dựng kinh tế. Vì mục đích tư tưởng Thiền là xây dựng đời sống an lạc và giải thoát, nhưng muốn an lạc thì đời sống kinh tế phải vững mạnh, phát triển kinh tế bền vững và hài hòa… Điều đó sẽ tạo cho con người ý thức tiết kiệm trong sinh hoạt, để từ đó gây dựng nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tập trung phát triển kinh tế. Một trong những thay đổi dễ nhận biết nhất, đó là một số hủ tục như ma chay dài ngày, cưới hỏi nhiều hủ tục đã dần được thay thế bởi các nghi lễ Phật giáo Việt Nam trang trọng, đơn giản. Ngoài ra, khi hiểu cốt lõi tư tưởng triết học Trần Nhân Tông, người dân sẽ hiểu được truyền thống của Thiền tông Việt Nam và lịch sử dân tộc là “luôn đồng hành” để có tinh thần xây dựng và cùng với chính quyền các cấp thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Sinh hoạt thiền với các hoạt động thiện nguyện, từ thiện xã hội như tham gia cứu trợ nhân đạo, xây dựng nhà dưỡng lão, cô nhi viện,… là sự đóng góp tích cực về mặt kinh tế với xã hội. Ngoài ra, thông qua việc phát tâm công đức, cúng dường của Phật tử; việc kinh doanh dịch vụ phục vụ khách hành hương, chiêm bái, tham dự khóa thiền như phát hành kinh sách, băng đĩa hình, trang phục dành cho Phật tử, đồ lưu niệm… góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, nguồn lực kinh tế nhất định trong việc duy trì khóa thiền, chỉnh trang và trùng tu các tự viện là di tích lịch sử – văn hóa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước khi thực hiện công cuộc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Đạo đức, lối sống của Trần Nhân Tông với đặc trưng là thực tế, giản dị, linh hoạt, lạc quan, phát huy lối sống lục hòa, thực hành thập thiện. Trong đó,

nhân sinh quan thực tế, linh hoạt, nhập thế tích cực để tạo ra sự an lành, hạnh phúc cho xã hội là tư duy nhạy bén cần thiết trong hoạt động kinh tế. Tinh thần lạc quan là yếu tố cần thiết đối với một người làm kinh tế trước áp lực của cạnh tranh, “thương trường như chiến trường”, để từ đó có quyết sách phù hợp, giảm thiểu stress. Lối sống lục hòa, thực hành thập thiện giúp người làm kinh doanh hướng tới sự tôn trọng khách hàng, tôn trọng những người cùng kinh doanh “buôn có bạn, bán có phường”. Như vậy, đạo đức, lối sống Thiền có khả năng góp phần tạo ra văn hóa kinh doanh, để lợi nhuận của các doanh nghiệp được tạo ra một cách chính đáng và bền vững, thương hiệu của doanh nghiệp được duy trì trên cơ sở uy tín, việc làm giàu của các doanh nhân dựa trên cơ sở lợi ích của cộng đồng và vì cộng đồng.

Thứ ba, Góp phần gìn giữ chuẩn mực đạo đức, lối sống tốt đẹp và định hướng hành vi.

Thể hiện rõ tinh thần từ bi, hướng thiện, đoàn kết, hòa hợp, khuyến khích tinh thần tham gia hợp tác xã hội và hoạt động có tính cộng đồng. Đây cũng là những điểm nổi trội của tư tưởng Trần Nhân Tông.

Tính hướng thiện là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo; tư tưởng bình đẳng, hoà bình, sống hòa hợp hoàn toàn phù hợp với xu hướng hoà đồng liên kết giữa các dân tộc trên thế giới trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; lòng từ bi cứu giúp người hoạn nạn, giữ vững tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc, triết lý vô thường, vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ….

Thêm vào đó, những không gian của các tự viện, thiền viện luôn thu hút con người tìm về chốn tĩnh tâm, nơi chiêm nghiệm và cảm nhận…. Tất cả những điều đó là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần giáo hóa con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính

nhân bản, coi trọng thiên nhiên…. Bên cạnh đó, Trần Nhân Tông luôn nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” đã góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm với một ý thức không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao tự tại. Bởi theo đức Phật, tham và sân là hai năng lực tiêu cực mạnh mẽ nhất trong tâm thức của con người, chúng che khuất tầm nhìn và làm nhiễu loạn sự phán đoán của ta. Diệt trừ được tâm sân, đích thực là một thành tựu to lớn nhất của con người, như thế tư tưởng của ông đã góp những giá trị văn hoá tích cực vào việc xây dựng đạo đức lối sống cho con người, nhất là cho tầng lớp trẻ hiện nay.

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có không ít người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, có lối sống liều lĩnh, bất chấp tất cả, thiếu kiên nhẫn, ít khả năng chịu đựng, gặp thất bại dễ buông xuôi,… thì lối sống khiêm cung, nhẫn nại của Trần Nhân Tông mang ý nghĩa giáo dục tính cách, lối sống cho bộ phận này.

Với những giá trị tốt đẹp và những đóng góp của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông trong xã hội đương đại, chắc chắn tư tưởng, tinh thần của ông sẽ trường tồn cùng nền văn hóa Việt Nam và dân tộc Việt Nam.

Kết luận chương 2

Tư tưởng của Trần Nhân Tông được hình thành từ sự kế thừa truyền thống của dân tộc Việt Nam, sự chọn lọc tư tưởng các dòng thiền trước đây như Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái Vô Ngôn Thông và Thiền phái Thảo đường cùng với tư tưởng triết lý của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ ông đã hình thành nên tư tưởng triết học của mình thật sự phong phú trên nhiều lĩnh vực. Như chúng ta đã biết, Trần Nhân Tông không chỉ là nhà lãnh đạo đất nước, một vị thiền sư lỗi lạc mà ông còn là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. Vì thế, không chỉ đóng góp trên mặt lý luận và thực tiễn, Trần Nhân Tông còn có kho tàng thơ văn phong phú. Có thể nói qua những bài thơ, những bài kệ,

vân,... của ông, ông đã trải lòng mình từ quan niệm về bản thể, về triết lý nhân sinh, về đạo đức,... một cách phong phú và đặc sắc. Hai trong rất nhiều tác phẩm của Trần Nhân Tông là “Cư trần lạc đạo” và “Đắc thú lâm tuyền thành đạo” là hai tuyệt tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thể hiện sự trưởng thành của văn học dân tộc thời Lý – Trần về thể loại, về chữ viết, về hệ tư tưởng Phật giáo – định hướng phát triển của văn hóa Đại Việt.

Nội dung chính của triết học Trần Nhân Tông là thế giới quan, nhân sinh quan, triết lý về nhân sinh đạo đức với hệ thống khái niệm, quan niệm về bản thể, ông gọi bản thể bằng nhiều tên gọi khác nhau như chân như, chân thực, tính sáng, báu vật, là lòng trung thực hay là khởi nguyên, cội nguồn hay bản thế của thế giới. Trong đó khái niệm tâm là khái niệm trung tâm, nó không thiện không ác, không sinh không diệt, vượt lên mọi đối đãi thị phi, ông gọi nó là “tâm tĩnh lặng”. Về quan niệm mối quan hệ giữa thề giới bản thể và thế giới hiện tượng, ông cho rằng bản thề là cái ban đầu vốn có, nó là báu vật trong mỗi người, còn thế giới hiện tượng có đấy nhưng không thực, nó là cái không tồn tại thực mang tính huyễn ảo, vô thường. Sự xuất hiện của thề giới hiện tượng cho “phân biệt”, “kén chọn”, “vô minh” mà ra vì thế xóa được “vô minh”, xóa bỏ “nhị kiến”, xóa được “sự kén chọn”, phân biệt “hửu – vô”, “sa – ngã”, “sinh- tử”, “thị - phi”, “phàm – thánh” thì những thiên sai, vạn biệt, đường mối biến mất. Ông còn bàn về vấn đề tu dưỡng đạo đức trí tuệ của con người để đạt đến sự giải thoát trong vần đề nhân sinh quan và đạo đức.

Bằng tư tưởng tuyệt vời của mình, Trần Nhân tông đã làm cho thời đại nhà Trần phát triển một cách vẻ vang trong lịch sử nhân loại, một dấu son rạng ngời về sự phát triển đất nước về văn hóa, chính trị, xã hội và tư tưởng.

KẾT LUẬN CHUNG

Triết lý của Trần Nhân Tông được ông thể hiện qua bản thể luận phong phú, đa dạng; Mối liên hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng được trình bày

Một phần của tài liệu Triết học trần nhân tông (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w