3 Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 160 - 164)

- Hoàn cảnh dẫn đến màn đối thoại:Trương Ba là một ngườ

3 Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sông như đời người trên sông Em yêu anh có yêu được như sông Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông ………..

Đời sông trôi như đời người trên sông Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao Anh tin em khi đứng mũi chịu sào Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

(“Tình yêu-dòng sông”- Vũ Quần Phương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Trong bài thơ, tác giả đã bày tỏ niềm băn khoăn: Em yêu anh có yêu được như sông. Vậy

nhà thơ đã nêu ra những điểm tương đồng nào giữa dòng sông và tình yêu? (0,5 điểm)

Câu 3: Nêu thông điệp tình yêu tác giả gửi gắm trong hai câu: Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến

bể/Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên. (1 điểm)

Câu 4: Thông điệp tình yêu nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị? (1 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Từ những dòng sông trong hai câu mở đầu của bài thơ Đọc-hiểu, anh/chị hãy viết

một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ những suy nghĩ của mình về cách ứng xử của con người trước khó khăn trong cuộc sống: Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em/Sông lượn khúc lượn dòng

mà đến biển.

Câu 2 (5 điểm):

Đế Thích: Ông Trương Ba... (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm

cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng... Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?

Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ... (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào

hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!

Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái

sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.

Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai

thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn...

Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào...

Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái

giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...

Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa,

không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.

Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn

khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi.

(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba,da hàng thịt,Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục - 2008,

tr.151-152)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ.

---Hết---

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm

I Đọc hiểu 3.0

1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5

2

Điểm tương đồng giữa dòng sông và tình yêu:

- Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác: trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.

- Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông: trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.

- Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua mọi khó khăn trong tình yêu.

3

Thông điệp tình yêu tác giả gửi gắm trong hai câu: Anh yêu sông, yêu tự nguồn

đến bể/Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên.

- Trong tình yêu cần có sự lạc quan, niềm tin. - Tình yêu cần sự chân thành, chung thủy. -….

1.0 0.5 0.5

4

Thông điệp tình yêu nào trong văn bản có ý nghĩa nhất: Học sinh trình bày thông điệp theo quan điểm cá nhân và sau đây là gợi ý:

- Niềm tin trong tình yêu sẽ đem đến sức mạnh cho những người yêu nhau đến được với nhau.

- Sức mạnh tình yêu chính là hình ảnh đẹp, tiếp thêm động lực trong cuộc sống cho những người yêu nhau. Vì vậy, con người cần biết trân trọng tình yêu trong cuộc sống.

1.0 0.5

0.5

II Làm văn

1

Từ những dòng sông trong hai câu mở đầu của bài thơ Đọc-hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ những suy nghĩ của mình về cách ứng xử của con người trước khó khăn trong cuộc sống: Có bao giờ sông chảy

thẳng đâu em/Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển.

2.0

a. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. (Nếu HS viết từ 2 đoạn trở

lên thì không cho điểm cấu trúc)

b. Yêu cầu về kiến thức

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cách ứng xử của con người trước những khó khăn của cuộc sống.

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:

* Giải thích

- Hai câu thơ là những suy nghiệm về hình ảnh dòng sông tự nhiên trong hành trình đến biển. Do đặc điểm địa hình khác nhau ở từng nơi mà dòng sông chảy qua; nên để đến biển thì dòng sông nào cũng phải lượn khúc, lượn dòng. Đó là lí do sông không bao giờ chảy thẳng.

- Phép nhân hóa Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể gợi liên tưởng dòng sông như một con người, dù phải đối mặt với nhiều ngáng trở trên hành trình nhưng vẫn kiên trì mục tiêu, vượt mọi khó khăn để tới đích.

=> Câu thơ đã cho thấy cách con người ứng xử trước những khó khăn trong cuộc sống.

* Bàn luận

- Nếu sông chảy thẳng thì khi va phải núi cao, vực sâu…dòng chảy sẽ bị chặn lại, không bao giờ sông có thể tới biển; việc lượn khúc, lượn dòng giúp cho

dòng sông có thể vượt qua trở ngại, tiếp tục hành trình tìm đến biển. Cuộc sống của con người cũng vậy: Khát vọng càng lớn thì khó khăn càng nhiều.

0.25

0.25 1.0

Để đến đích, mỗi cá nhân không chỉ cần nỗ lực hết mình mà còn cần sự linh hoạt, tỉnh táo, có cách ứng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh

- Trước những khó khăn, con người cũng cần biết tự lượng sức mình, không đối đầu một cách liều lĩnh.

- Cuộc đời con người nếu quá hanh thông, suôn sẻ không trải qua những lần vấp ngã thì khi gặp khó khăn rất dễ bị đánh gục.

- Khó khăn không phải là thứ ngáng trở ta tiến bước mà đó là động lực giúp ta mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn để vươn đến thành công.

* Mở rộng

- Phê phán những người cứng nhắc, bảo thủ, liều lĩnh hoặc những người dễ nản lòng, thiếu kiên trì trong cuộc sống.

- Cần phân biệt cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với sự hèn nhát, thiếu quyết đoán, né tránh khó khăn.

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

0,25

2

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích khi đối thoại với Đế Thích. Từ đó, nhận xét chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ.

5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

(0,25)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích khi đối thoại với Đế Thích; chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ.

(0,25)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài:

-Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.

-Đoạn trích khi nhân vật Hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích đã thể hiện chiều sâu triết lí về con người của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ.

3.2.Thân bài:

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 160 - 164)