Nhận xétvẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú:

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 130 - 133)

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm: tác giả trân trọng khát vọng sống ngay

c. Nhận xétvẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú:

- Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi), có quy mô hoành tráng, có tính chất toàn dân và có ý nghĩa lớn lao trọng đại đối với cộng đồng, dân tộc, ca ngợi những người anh hùng tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của dân tộc.

- Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc, một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Đặc biệt, chi tiết bàn tay Tnú khi bị thiêu đốt bằng chính nhựa xà nu thành mười ngọn đuốc trở thành biểu tượng đậm chất sử thi. Hai bàn tay đuốc lửa của Tnú đã châm ngòi cho phong trào Đồng khởi của dân làng Xô Man vùng lên tiêu diệt bọn giặc tàn ác và trở thành biểu tượng của khí phách Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời đại ngày nay. Lời văn khi thể hiện nhân vật rất giàu hình ảnh, giàu nhạc tính có nhịp điệu, với nhiều cấu trúc thành trùng điệp, những hình ảnh tương phản có giọng điệu khi hào hùng khi tha thiết…

3.3.Kết bài: 0.25

- Nêu bài học cuộc sống rút ra từ vẻ đẹp mang tính sử thi của nhân vật: nghị lực, ý chí, bản lĩnh, tinh thần yêu nước…

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

( 0,5)

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

( 0,25) I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng gió sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vợi vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

(Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, 2004, tr.901)

Thực hiện những yêu cầu:

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2. Trong bài thơ, tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: Tiếng

Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ

Câu 4. Anh/chị, hãy nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho tiếng Việt gửi gắm trong đoạn trich? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giải pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện vào thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao

xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong chất dầu còn loãng vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đôi xà nu nối tiếp tới chân trời...

(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.37)

Phân tích hình tượng cây xà nu trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét về chất sử thi trong ng ̣òi bút của Nguyễn Trung Thành.

Đáp án và biểu điểm Phần

I

Yêu cầu Điểm

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)