Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 118 - 121)

- Mở rộng: Tin vào chính mình để vượt qua khó khăn, thử thánh nhưng cần

d/ Đánh giá chung

- Đoạn đối thoại với ngôn từ dân dã góp phần bộc lộ tính cách, tâm lí nhân vật

- Đoạn văn bản rất ngắn nhưng đã thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm

0,5

4/ Sáng tạo 0.5

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

5/ Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm

ĐỀ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích :

Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh” … Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa

(Trích Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Tác giả nhắc đến những hình ảnh nào trong lời mẹ hát?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho mẹ được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:

- Điêu! Người thế mà điêu!

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:

- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. - Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. - Đây, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi: - Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: - Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái:

- Chậc, kệ!

Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

---Hết--- V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:

Câu Nội dung và Đáp án Điểm

I. Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 3.0

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5

Câu 2. Tác giả nhắc đến những hình ảnh trong lời mẹ hát: Cánh cò trắng,

dải đồng xanh, màu vàng hoa mướp. 0.5

Câu 3. Cách hiểu về hai câu thơ:

Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Đó là sự lam lũ, hi sinh vất vả của mẹ để nuôi con khôn lớn. Câu thơ là sự biết ơn dành cho mẹ.

1.0

- Thể hiện niềm xót xa trước sự vất vả của mẹ.

- Đồng thời là tình yêu, lòng biết ơn trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

1.0

II. Làm văn văn Câu 1

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống.

2.0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng đã học để viết

một đoạn văn theo yêu cầu. Đoạn văn có nội dung lôi cuốn; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo độ dài của đoạn văn

Viết đoạn văn có độ dài theo yêu cầu. Đoạn văn đầy đủ nội dung; các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau.

0.25

b. Xác định đúng nội dung: vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống. 0.25

c. Đảm bảo nội dung; các chi tiết trình bày theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Có thể trình bày theo định hướng sau:

- Nêu vấn đề

- Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm người mẹ dành cho những đứa con

của mình cùng với sự quan tâm, chăm sóc bằng cả tấm lòng và những tình cảm đối đáp, yêu thương mà con cái dành cho mẹ.

- Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc sống con người: tình mẫu tử

và sự quan tâm chăm sóc giúp mỗi chúng ta lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con người, hun đúc cho chúng ta những thứ tình cảm quý báu khác và giúp ta trở thành một con người có ích cho xã hội,…

- Bài học nhận thức và hành động: để đền đáp công ơn và tình cảm của mẹ, chúng ta cần trau dồi kiến thức thật tốt để trở thành người hiền tài, luôn khắc ghi công lao của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực…

1.0

d. Sáng tạo

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các sự việc, chi tiết tiêu biểu ... ); nội dung phải lôi cuốn.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

Câu 2 Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

5.0 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài

văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc: diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

0.25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó có thao tác phân tích, chứng minh…); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Cảm nhận chung về nhân vật

0.25

* Thân bài:

- Ngoại hình: thảm hại do cái đói gây ra “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “gầy

sọp”, “trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” 0.5 - Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:

+ “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” - > đanh đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.

+ “Sầm sập chạy đến”, “sưng xỉa nói”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong cầm dọc

đôi đũa quệt ngang miệng”, bám lấy câu nói đùa của Tràng “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” để theo về làm vợ thật -> vô duyên,

táo bạo đến mức trơ trẽn.

1.0

- Vẻ đẹp tâm hồn: Có khát vọng sống mãnh liệt. Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết về Tràng, chấp nhận theo không về không cần sính lễ vì thị sẽ không phải sống cảnh lang thang.

0.5 - Về nghệ thuật: Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; nhân vật được khắc

họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, thể hiện tâm lí nhân vật; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.

0.5

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 118 - 121)