Cảm nhận nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp nhân vật Tnú trong đoạn trích: 1 Về nội dung:

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 129 - 130)

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm: tác giả trân trọng khát vọng sống ngay

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp nhân vật Tnú trong đoạn trích: 1 Về nội dung:

b.1. Về nội dung:

- Hoàn cảnh của nhân vật Tnú: do sự khủng bố khốc liệt,tàn bạo của kẻ thù: Vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân Tnú bị giặc trói, dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay.

- Vẻ đẹp bi hùng của nhân vật Tnú ngời sáng trong hoàn cảnh đau thương: +Không chỉ mang vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm, của lòng yêu nước, cảnh Tnú bị tra tấn còn làm nổi bật ở anh vẻ đẹp của sức chịu đựng phi thường, của bản lĩnh và của sự dũng cảm đến kiên cường. Bọn giặc không để cho anh chết ngay mà buộc anh phải trải qua nỗi đau cào xé khi từng phần trên cơ thể bị hủy hoại. Chúng đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu quấn lên 10 đầu ngón tay Tnú rồi châm lửa đốt. Nhựa xà nu vốn bắt lửa rất nhanh nên chẳng bao lâu 10 đầu ngón tay Tnú đã biến thành 10 ngọn đuốc. Miêu tả sự kiện này, nhà văn đã sử dụng đến thủ pháp quay chậm của điện ảnh khi đếm: “Một ngón tay Tnú bốc cháy, 2 ngón, 3 ngón”. Cách đếm chậm với những câu văn ngắn, nặng nề đã đè nặng lên tâm trí người đọc một nỗi ám ảnh khủng khiếp về nỗi đau đớn mà Tnú phải trải qua.

+Nằm trong dòng chảy của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhưng Nguyễn Trung Thành không hề dễ dãi khi miêu tả nỗi đau của Tnú. Nhà văn cũng đem đến cho người đọc những hình dung xác thực nhất, chân thực nhất về nỗi đau đớn đến quằn quại của Tnú khi khẳng định: lửa không chỉ cháy trên 10 đầu ngón tay Tnú mà còn thiêu đốt trong lồng ngực, trong bụng anh, thứ lửa ở bên ngoài đang cháy trên da thịt đã lan vào tận tâm can. Bởi vậy, Tnú đã cảm thấy “máu mặn chát

ở đầu lưỡi. Rằng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Nhưng ngay ở thời điểm nỗi đau

tưởng như đã vượt qua giới hạn chịu đựng của người, Tnú đã thể hiện sức chịu đựng phi thường của mình. Nhớ đến lời dạy của anh Quyết “người cộng sản không thèm

kêu van” - Tnú đã không kêu lấy một lời. Tình yêu Đảng, yêu cách mạng đã cho

anh một sức mạnh phi thường để dồn nén tất cả nỗi đau vào bên trong và vượt qua. +Quá trình vật lộn với nỗi đau khủng khiếp từ da thịt, từ tâm can Tnú đã chứng minh cho phẩm chất không thể thiếu của một người anh hùng: sức chịu đựng phi thường và lòng dũng cảm. Những người anh hùng trong văn học 1945- 1975 cũng được các tác giả gắn với phẩm chất này, song ở đây nhờ thể hiện lòng dũng cảm của Tnú qua việc chống chọi với việc thân thể mình bị hủy hoại, tác giả đã thực sự gây được sự xúc động mãnh liệt cũng như sự cảm phục, thán phục với người anh hùng Tnú.

+ Có thể nhận thấy trong thời khắc Tnú bị giặc tra tấn, tác giả đã cố tình tô đậm nỗi đau đớn mà anh phải gánh chịu. Song ở những người anh hùng như Tnú, nỗi đau không bao giờ để gợi lên sự đáng thương, yếu ớt, gục ngã mà bao giờ cũng là chất xúc tác cực mạnh để làm bật lên ý chí và sức mạnh. Ngọn lửa của nhựa xà nu mà giặc đốt trên 10 đầu ngón tay Tnú đã lan vào đến tâm can của anh, nhưng nó đã không còn là ngọn lửa hủy diệt của sự khác thường mà là ngọn lửa đấu tranh mãnh liệt cho sự sống. Điều đó thể hiện rất rõ qua tiếng thét dữ dội của Tnú “Giết”. Tác giả đã đưa ra những lời bình luận trực tiếp để cho thấy ý nghĩa tiếng hét của Tnú: “Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng

vang dội thành những tiếng thét dữ dội hơn”. Vượt qua ý nghĩa là tiếng thét gắn với

nỗi đau cụ thể của một người cụ thể, tiếng thét của Tnú là sự cộng hưởng, là sự đồng vọng từ tiếng thét của đại ngàn, của hàng vạn cây xà nu, của nỗi đau mà dân làng Xô Man đã trải qua, lớn hơn đó cũng chính là tiếng thét của lịch sử, của đất nước, của thời đại để tố cáo tội ác của kẻ thù và để trở thành mệnh lệnh tiến công. Bởi vậy, ngay sau tiếng thét của Tnú, dưới sự lãnh đạo của cụ Mết, dân làng Xô Man đã đồng khởi nổi dậy với một khí thế “long trờ lở đất” để tiêu diệt tất cả 10 tên giặc, để ngay trong đêm đó, ánh sáng chói lòa từ lửa xà nu đã soi sáng xác 10 tên giặc ngổn ngang. Như vậy, ngay ở hoàn cảnh khó khăn nhẩt, Tnú vẫn khơi dậy, thổi bùng lên ý chí và sức mạnh đấu tranh cho cả buôn làng. Đó thực sự là phẩm chất của một người anh hùng.

- Ý nghĩa: đoạn trích thể hiện bi kịch và vẻ đẹp phẩm chất của Tnú trong cuộc đấu tranh cách mạng đau thương mà anh dũng, tiêu biểu cho số phận và tinh thần quật khởi của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

b.2. Về nghệ thuật:

- Nhân vật Tnú:Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của cụ Mết, giọng kể mang đậm tính sử thi; ngôn ngữ , hành động mang đặc trưng của người Tây Nguyên; phân tích thế giới nội tâm nhân vật sắc sảo; sáng tạo được nhiều chi tiết giàu ý nghĩa tượng trưng, lời văn trau chuốt giàu hình ảnh, giọng điệu ngợi ca, tự hào…

Một phần của tài liệu Tổng hợp đề văn 12 có đáp án (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)