Mô tả thực trạng thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng sản phẩm caosu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75 (Trang 67 - 73)

6. Bố cục đề tài

2.2.1. Mô tả thực trạng thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng sản phẩm caosu

MTV cao su 75

2.2.1. Mô tả thực trạng thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng sản phẩm cao sukỹ thuật. kỹ thuật. 2.2.2.1. Thực trạng thị trường 002 000 003006 008 008 026 000

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy khách hàng từ công ty rất đa dạng từ khách cá nhân đến khách hàng tổ chức, trong đó:

+ Nhóm khách hàng cá nhân: thường có nhu cầu mua sắm vật tư phụ tùng cao su, ống cao su phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh hộ gia đình. + Nhóm khách hàng Quốc phòng (21%): là nhóm khách hàng được ưu tiên hàng đầu của Công ty, Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm cao su kỹ thuật như phụ tùng cao su để phục vụ thay thế, sửa chữa các phương tiện, trang bị, vũ khí của các quân binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Các đại lý: chủ yếu là đại lý ống cao su, đại diện cho công ty ở mỗi khu vực, giúp phân phối các sản phẩm của công ty đến các khách hàng, tổ chức mà có nhu cầu không lớn.

+ Các đơn vị khai thác than: Đây là khách hàng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn (26%) trong cơ cấu doanh thu của Công ty, nhu cầu thay thế, sửa chữa hàng năm rất lớn (nhất là băng tải cao su). Công ty luôn dành rất nhiều sự quan tâm đến thị trường này, đặc biệt có văn phòng đại diện tại Quảng Ninh để trực tiếp giao dịch

ở tại khu vực có nhiều doanh nghiệp khai thác Than đá.

+ Các doanh nghiệp ở đây là các công ty, tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau như sản xuất gạch ngói, phân bón hóa chất, nạo vét đường thủy, công ty thương mại…. họ có nhu cầu rất đa dạng về sản phẩm cao su như băng tải, ống cao su, tấm cao su, phụ tùng cao su…. Để phục vụ công tác sửa chữa, thay thế trong dây chuyền sản xuất của họ. Tuy là khách hàng có nhu cầu không cao nhưng lại có số lượng rất đông nên doanh thu cũng chiếm tương đối trong cơ cấu doanh thu của Công ty (26%)

+ Nhóm các công ty chuyên sản xuất xi măng như: Tập đoàn xi măng Việt Nam (Vicem), Tập đoàn The Vissai, Tập đoàn Thành Thắng, xi măng Duyên Hà, Tập đoàn Xuân Thành…. Công ty chuyên cung cấp băng tải cao su cho các nhà máy sản xuất xi măng với mục đích vận chuyển đá vôi, nguyên vật liệu và clanke. Việt Nam là nước sản xuất xi măng rất lớn nên nhu cầu về băng tải cao su cũng rất cao (8%), nếu khai thác tốt thì đây cũng là một thị trường rất tiềm năng.

+ Nhóm khách hàng thuộc tập đoàn dầu khí: Sản phẩm chủ yếu là ống bọc composite cách nhiệt dùng để dẫn dầu dưới biển từ các khu vực khai thác về khu vực tích trữ.

+ Nhóm khách hàng nhiệt điện chủ yếu sử dụng băng tải cao su để vận chuyển than từ cảng về kho than và từ kho than đến nồi hơi. Nhóm này chiếm tỷ trọng không cao do quy mô nhiệt điện ở Việt Nam không quá lớn.

+ Nhóm khách hàng sản xuất gang thép như Tập đoàn Hòa Phát, Gang thép Thái Nguyên… là đối tượng khách hàng lớn và tiềm năng. Nhu cầu sử dụng băng tải cao su rất lớn và tần suất sử dụng cao với mục đích vận chuyển quặng, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thép.

2.2.2.2. Thực trạng các sản phẩm tại công ty Bảng 2.6. Các mặt hàng chính của công ty TT Mặt hàng chính 1 Băng tải 2 Bảo ôn 3 Hộp sắt 4 Keo, dán nối 5 Khuôn đá 6 Ống cao su 7 Ống cao su QP 8 Phụ tùng 9 Phụ tùng QP 10 TCS 11 Vải màn

(Nguồn: Phòng Ké hoạch - Vật tư Công ty) Tuy rằng sản phẩm của công ty rất đa dạng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của thị trường. Bởi vì ngành cao su kỹ thuật là một ngành khó, tuy không mới nhưng chúng ta mới đang trong giai đoạn phát triển, đi sau thế giới đến hàng thập kỷ.

Đòi hỏi Công ty phải chú trọng hơn trong quá trình đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng cường phát triển thị trường. Đối với một số sản phẩm lớn như:

+ Băng tải cao su: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành khai thác than đá, khai thác quặng, sản xuất xi măng, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện… Nhu cầu của thị trường là rất lớn, với sản lượng 154.671m năm 2020 Công ty TNHH MTV Cao su 75 mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu thực tế của thị trường (theo khảo sát của công ty). Như vậy, có thể thấy đây vẫn là thị trường rất tiềm năng và phát triển, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu (Trung Quốc, EU…)

+ Ống cao su: Sản phẩm ống cao su ứng dụng rất rộng dãi trên thị trường như các ngành khai khoáng, nạo vét đường thủy, khai thác dầu mỏ, dẫn xăng dầu…. năm 2020 Công ty TNHH MTV Cao su 75 đã sản xuất và tiêu thụ hơn 220.000m ống cao su các loại. Theo số liệu khảo sát của Công ty với sản lượng trên mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trên thị trường, tương tự như băng tải cao su đây vẫn là sản phẩm được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn. Các đối thủ cạnh tranh lớn như ống HDPE, ống nhựa.

+ Phụ tùng cao su: Đây là một mảng thị trường rất rộng lớn và có nhu cầu rất cao trong các ngành điện tử, điện lạnh, lắp ráp ô tô, xe máy…. Sản lượng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 đã giảm rất nhiều so với 2019 và 2018, tuy nhiên nhu cầu thị trường vẫn rất lớn, đặc biệt làn sóng dịch chuyển Trung Quốc +1 sang các nước khác là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

2.2.2.3. Chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75

* Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trong mô hình này có thể nhận thấy chuỗi cung ứng của công ty bao gồm:

+ Nhà cung cấp: cung cấp các sản phẩm cao su thiên nhiên (chính là đầu ra của mô hình chuỗi cung ứng của ngành cao su Việt Nam). Các nhà cung cấp các hóa chất, cao su tổng hợp, vải EP, các loại vật tư tiêu hao, sắt thép…trên 500 nhà cung cấp trong và ngoài nước (95% nhà cung cấp trong nước, 5% nhà cung cấp

nước ngoài)

+ Sản xuất: các sản phẩm cao su kỹ thuật của Công ty được sản xuất tại 5 Phân xưởng được đặt tập trung tại Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

+ Phân phối: các đại lý là một mắt xích trong chuỗi cung ứng của Công ty, sản phẩm của công ty đến tay khách hàng có thể qua đại lý hoặc trực tiếp tùy thuộc vào điều kiện và loại mặt hàng.

Sau khi có đơn đặt hàng từ khách hàng, hoặc kế hoạch sản xuất hàng lưu kho, căn cứ lượng vật tư tồn kho, Công ty sẽ lên kế hoạch mua sắm vật tư.

Hàng hóa, nguyên liệu, linh kiện, bán thành phẩm từ các nhà cung cấp sẽ được kiểm tra đầu vào và nhập kho của Công ty.

Dựa trên kế hoạch sản xuất, các phân xưởng lên nhu cầu cấp phát vật tư để đưa vào dây chuyền sản xuất.

Sản phẩm sau khi hoàn thiện tiến hành giao đến đại lý và khách hàng. Nguồn khách hàng của công ty có thể giao dịch qua các đại lý hoặc trực tiếp với nhà máy tùy vào tính chất, quy mô của đơn hàng.

2.2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Cao su 75

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75 (Trang 67 - 73)