Thực trạng quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang (Trang 60 - 61)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Thực trạng quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn

Trước khi tiến hành thẩm định dự án một dự án đầu tư, Chi nhánh Tuyên Quang (sau đây xin được gọi ngắn gọn là Ngân hàng) thường tiến hành thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Nội dung thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Thẩm định quy mô, cơ cấu vốn và tài sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu trong tổng thể cơ cấu nguồn vốn; khả năng thanh toán; tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một vài năm trở lại; phân tích các chỉ tiêu, đánh giá khả năng sinh lời, giải trình các khoản phải thu của doanh nghiệp; xem xét các danh mục hàng tồn kho,… Sau khi Ngân hàng đã tiến hàng thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, nếu thấy doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh và đang hoạt động tốt trên thị trường, hoặc doanh nghiệp thoả mãn đầy đủ các yêu cầu do Ngân hàng đề ra thì Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án. Thẩm địnhtài chính dự án bao gồm những nội dung chính sau đây:

Bước 1: Thu thập và xử lý thông tin khách hàng Bước 2: Thẩm định vốn đầu tư

Bước 3: Thẩm định doanh thu và chi phí dự án

Bước 4: Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính Bước 5: Xác định cân đối khả năng trả nợ của doanh nghiệp Bước 6: Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn vốn vay.

Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án.

Trên cơ sở hồ sơ DA, hồ sơ thiết kế cơ sở của chủ đầu tư và căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của các cơ quan chuyên ngành, cán bộ thẩm định

tiến hành rà soát, xác định lại DAĐT vay vốn. Quá trình thực hiện thẩm định DAĐT vay vốn được xem xét nghiêm túc và có căn cứ xác thực, đa phần các DA khi quyết toán giá trị không vượt TMĐT hoặc có sự chênh lệch quá nhiều so với kết quả thẩm định. Song cũng có DA khi thẩm định không kỹ, bỏ sót giá trị của một số hạng mục hoặc do chủ quan tin tưởng vào sự tính toán của cơ quan lập DA nên khi thực tế xây dựng giá trị công trình tăng lên, chủ đầu tư không huy động đủ nguồn tài trợ và DA phải kéo dài thời gian xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)