Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang (Trang 79 - 81)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Những hạn chế

Thẩm định tài chính dự án nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, góp phần lớn cho sự phát triển của Chi nhánh và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng. Tuy nhiên nó cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định

Thứ 1: Ước tính thời gian và chi phí chưa chuẩn xác

Thời gian thẩm định qua các cấp được quy định cụ thể. Nghĩa là bất kỳ cấp nào khi nhận được hồ sơ thì sẽ được đọc và phê duyệt trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thời gian hồ sơ để ở phòng thẩm định không quá 10 ngày, so với các NHTM khác thì thời gian này là tương đối ngắn. Việc nhanh chóng giải quyết hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng là cần thiết và làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, khi quy định thời gian thời gian thẩm định hồ sơ tại ngân hàng là ngắn như vậy, cũng làm tăng áp lực cho cán bộ thẩm định, có thể dẫn đến những sai sót không đáng có.

Chi phí của việc thẩm định có thể được kể đến như: chi phí đi lại, điện thoại, tìm kiếm thông tin… Như đã nói, ngân hàng đã xây dựng được bảng tính chi phí thẩm định và đây là một tiến bộ nổi bật của ngân hàng. Tuy nhiên việc tính toán một cách chính xác những chi phí này thì không phải là việc đơn giản. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và nâng cao chất lượng thẩm định.

Thứ3: Báo cáo thẩm định chưa có sự phân tích đánh giá

Nhìn chung các nội dung được trình bày trong báo cáo thẩm định tại Ngân hàng VDB Chi nhánh Tuyên Quang là khá đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn

tồn tại một số hạn chế nhất định.

Việc dự toán tổng vốn đầu tư, hầu hết các thông tin về giá cả, công suất, khả năng tiêu thụ sản phẩm đều do chủ đầu tư đưa ra và được các cán bộ thẩm định chấp nhận mà ít có sự phân tích, đánh giá lại. Việc này hiện nay cũng đã có sự nhắc nhở của các cán bộ thẩm định cấp cao và đang được chú ý hơn.

Lãi suất chiết khấu là một nhân tố rất quan trọng trong việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Việc xác định tỷ suất chiết khấu của ngân hàng hiện nay còn thiếu cơ sở khoa học. Lãi suất chiết khấu tính dựa trên lãi suất cho vay và có sự chênh lệch nhất định (hiện nay thường tính là 12%). Việc xác định lãi suất chiết khấu như vậy là quá nhanh gọn, mang tính chủ quan, thiếu chính xác.

Thứ 4: Nguồn thông tin phục vụ cho thẩm địnhchưa phù hợp

Các thông tin để thẩm định chủ yếu là lấy từ phía khách hàng, nhưng những thông tin này có độ chính xác không cao, nó chứa nhiều yếu tố chủ quan, không đáng tin cậy. Mặt khác, số liệu về doanh nghiệp đôi khi không đầy đủ và thậm chí còn không có, cụ thể như dự án đang xem xét thực tế “Dự án trụ sở làm việc và văn phòng làm việc Công ty vàng bạc đá quý Tuyên quang”, đây là dự án đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện cho nên các số liệu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hầu như không có. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc xác định năng lực của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các báo cáo tài chính dự án và kế toán doanh nghiệp thực sự là chưa đủ độ tin cậy do có nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện kiểm toán bắt buộc. Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lập dự án nên nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu, gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định. Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án trên các phương tiện thông tin khác lại rất khó khăn vì nguồn thông tin cần phải chọn lọc nhiều.

Quy trình thẩm định tốt đòi hỏi nhiều thông tin, do đó cũng là trở ngại đối với Ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Số lượng các giấy tờ, văn bản liên quan mà Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp là tương đối nhiều, các tiêu chuẩn cho vay cũng thành rào cản để khách hàng tiếp cận tín dụng của Ngân hàng.

Quy trình thẩm định tài chính dự án đã đi theo các bước tổng thể tuy nhiên trong cụ thể từng bước còn rất nhiều chỉ tiêu chưa phân tích đánh giá cụ thể như phân tích các tình huống, độ nhạy để thẩm định rủi ro của dự án...

Thứ 6: Chưa đảm bảo tính khách quan của thẩm định:

Thực tế thì dự án đầu tư được lập nên mang nhiều tính chủ quan của người lập, cho dù nó có được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu. Bởi vì, mỗi người đều có một tầm nhìn giới hạn về vấn đề, không thể bao quát hết được tất cả các lĩnh vực. Hơn nữa, để vay vốn được thì doanh nghiệp thường có xu hướng là nhấn mạnh điểm mạnh của mình, điểm hạn chế ít được đề cập đến. Đôi khi, quyết định cho vay vốn đối với doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với Chi nhánh trong nhiều năm, mà ít chú ý tới kết quả của thẩm định.

Thứ 7: Sự phối hợp của cán bộ thẩm định chưa hiệu quả:

Việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định là khá tốt, hầu hết các cán bộ đều có trình độ đại học và trên đại học, tuy nhiên chưa có sự trao đổi, học tập kinh nghiệm nhiều, nhất là với các đồng nghiệp ngoài hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang (Trang 79 - 81)