Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là quan trọng, đƣợc thể hiện:

* Nguyên nhân khách quan

Do xuất phát điểm về KTXH của huyện còn thấp. Nguồn đầu tƣ của nhà nƣớc và ngƣời dân để phát triển KTNN, khai thác thế mạnh, nhân rộng các mô hình hiệu quả chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Sản phẩm chƣa có tính cạnh tranh cao, bị ép giá nên hiệu quả đầu tƣ thấp.

Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 26% dân số toàn huyện) đã ảnh hƣởng đến

việc nâng cao năng xuất cũng nhƣ việc cải tiến và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất. Một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại chính sách trợ giúp của nhà nƣớc.

SXNN chịu tác động lớn của thời tiết, dịch bệnh; thiên tai, bão lũ xảy ra thƣờng xuyên; dịch bệnh cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; thị trƣờng thiếu ổn định; chi phí đầu vào tăng, sản phẩm khó khăn đầu ra nên hạn chế hiệu quả sản xuất cũng nhƣ hiệu quả của công tác QLNN về KTNN.

Nguồn tài nguyên đất hạn chế cũng là một yếu tố bất lợi trong QLNN về KTNN. Để thực hiện các chính sách, kế hoạch nhƣ gia tăng quy mô sản xuất, chính sách gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích, sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa và liên kết với thị trƣờng... thì tài nguyên đất đai là điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, quỹ đất đai của huyện ngày càng giảm đi do phát triển cơ sở hạ tầng.

* Nguyên nhân chủ quan

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của một số chính quyền cơ sở còn thiếu chủ động và linh hoạt. Công tác QLNN về KTNN còn có mặt chƣa đáp ứng yêu cầu. Việc nắm tình hình, giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc ở cơ sở còn chƣa kịp thời. Việc tổ chức thực hiện một số chủ trƣơng của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc về KTNN chƣa đạt hiệu quả cao, nhiều nơi còn lúng túng.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng SXNN chƣa đầy đủ, chƣa bảo đảm cho nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa; chƣa khai thác hết tiềm năng lợi thế của các vùng. Công tác tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các cấp, ngành của huyện chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên.

Việc đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện ở một số cơ quan, địa phƣơng chƣa thƣờng xuyên; sự phối hợp giữa các địa phƣơng với các phòng, ban liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp đôi lúc còn thiếu chặt chẽ. Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức quản lý còn hạn chế.

Chƣa huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KTNN cũng nhƣ chƣa tìm ra đƣợc giải pháp phù hợp, tích cực nhằm khai thác những thế mạnh của địa phƣơng. Những chỉ đạo về phát triển KTNN mới chỉ tập trung ở khâu sản xuất, chƣa quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị của hàng hóa nông nghiệp.

Điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng và kỹ thuật cho QLNN về KTNN trên địa bàn huyện còn thiếu đồng bộ. Việc phối hợp giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà nƣớc, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học chƣa chặt chẽ, hiệu quả chƣa cao.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Kết quả tìm hiểu về thực trạng QLNN về KTNN tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020 hoạt động QLNN về KTNN đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ điều đó thể hiện sự nỗ lực rất lớn của huyện trong công tác QLNN về KTNN. Nguyên nhân chính đạt đƣợc kết quả đó là nhờ việc triển khai có hiệu quả các chủ trƣơng chính sách của Trung ƣơng và sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện về đổi mới trong SXNN, sự nỗ lực, hợp tác của các ban ngành liên quan và sự đồng thuận cao của ngƣời dân trong triển khai thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn những hạn chế tồn tại đƣợc nêu ra. Với nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả QLNN về KTNN của huyện nhƣ: ngân sách đầu tƣ cho nông nghiệp còn thấp, cơ chế quản lý, nguồn nhân lực và năng lực lãnh đạo còn hạn chế; các yếu tố về thời tiết, khí hậu, đất đai... đã tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác QLNN.

Nhìn tổng quát chƣơng 2 của luận văn đã cơ bản nêu lên đƣợc thực trạng công tác QLNN về KTNN và là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cƣờng QLNN về KTNN tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)