Tổ chức thực hiện chính sách và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các

các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp

Bằng những kế hoạch cụ thể, huyện Đak Pơ đã khuyến khích, hỗ trợ KTNN phát triển, phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế ở các xã, thị trấn trong huyện; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt; phù hợp với đặc điểm sản xuất, tập quán, điều kiện kinh tế; quan tâm hỗ trợ những vùng sản xuất đang còn khó khăn và khuyến khích các phong trào thi đua trong thâm canh tăng năng xuất, chuyển dịch cơ cấu. UBND huyện cần rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ KTNN phát triển cụ thể sau:

* Chính sách về đất đai

Từ thực tế của quá trình phát triển KTNN đặt ra vấn đề phải tăng cƣờng QLNN về đất đai. Để thực hiện tốt việc này cần phải thực hiện tốt các chính sách pháp luật về đất đai phù hợp với chủ trƣơng phát triển của cấp trên. Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của chính phủ. Tổ chức sản xuất theo quy mô cánh đồng lớn, cánh đồng kỹ thuật, theo hƣớng liên kết vùng đối với các sản phẩm có lợi thế của huyện; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa và có cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ có điều kiện thuê lại đất của nông dân để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất, phát huy mối liên kết 4 nhà, từng bƣớc nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Tiếp tục thực hiện nhanh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp và chính sách khuyến khích cộng đồng thôn, làng, xã, nhân dân tham gia bảo vệ

rừng tự nhiên và phát triển rừng trồng. Khuyến khích khai hoang, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng cây bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nƣớc, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ, quản lý đất đai, xây dựng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ phát triển SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác; tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất SXNN nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Quan tâm hỗ trợ tái định cƣ cho các hộ bị thu hồi đất. Giải quyết tốt việc định canh, định cƣ, giao đất, giao rừng, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

* Chính sách tài chính, tín dụng

Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền để mọi ngƣời dân, doanh nghiệp nắm đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và các quy định về tài chính, tín dụng, về cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng và sản phẩm nông nghiệp đƣợc đầu tƣ tín dụng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm đúng mục đích, an toàn và hiệu quả.

Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, lồng ghép với các chƣơng trình, dự án xây dựng NTM. Theo đó Ngân hàng NN&PTNN, ngân hàng Chính sách xã hội phải gắn tín dụng thƣơng mại với tín dụng đầu tƣ phát triển, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tƣ mua máy móc, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển SXNN. Huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tƣ phát triển, kể cả vốn và công lao động của nhân dân theo phƣơng châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng, xây dựng nhà xƣởng, đầu tƣ

thiết bị máy móc. Mạnh dạn phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân. Có chính sách ƣu đãi cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn để sản xuất, tự vƣơn lên xóa đói giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.

* Chính sách phát triển thủy lợi

Huyện cần tiếp tục đánh giá đúng thực trạng hệ thống công trình thủy lợi hiện có, từ đó xây dựng quy hoạch giai đoạn tiếp theo phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển KTXH của huyện và quy hoạch các ngành khác có liên quan. Quy hoạch để đảm bảo nƣớc tƣới ổn định cho lúa, rau màu dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng nƣớc cho SXNN. Thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Đak Pơ. Đồng thời, tăng tỷ lệ diện tích tƣới tiết kiệm, kết hợp tƣới ẩm cho cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi.

* Chính sách khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào SXNN là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy KTNN phát triển. Phòng NN&PTNT cần chủ động rà soát, đánh giá đúng hiệu quả việc ứng dụng KHCN vào SXNN. Trên cơ sở đó, tham mƣu UBND huyện ban hành kế hoạch phát triển KHCN trong thời gian tới, đây đƣợc xem là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lƣợng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển KTXH.

- Đối với trồng trọt: Ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình thâm canh lúa cải tiến; ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt và phát triển các vùng sản xuất tập trung, mở rộng diện tích trồng rau, hoa trong nhà lƣới, nhà kính; sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi, quy trình thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; triển khai các mô hình tƣới tiết kiệm nƣớc, mô hình cánh đồng lớn đối với cây mía, cây mỳ...

- Đối với chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an toàn dịch bệnh; ứng dụng công nghệ chuồng kín; xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, tăng tỷ lệ lai. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh…

- Đối với lâm nghiệp: Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc và khai thác rừng trồng. Tập trung hƣớng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC),…Ngoài ra, chủ động phối hợp với các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN để tìm kiếm các giống cây, con mới có năng suất cao đƣa vào sản xuất để tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế.

* Tăng cường công tác khuyến nông

Nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tuyên truyền thông qua các chuyên mục khuyến nông trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của huyện. Đồng thời, Phòng NN&PTNT cần chủ trì, phối hợp mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân để họ nắm bắt đƣợc quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới nhƣ: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap... Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức cơ bản trong SXNN, những kỹ thuật sản xuất mới. Đồng thời, thƣờng xuyên cử cán bộ, kỹ thuật tăng cƣờng đi cơ sở để hƣớng dẫn, kiểm tra. Ngoài ra, cần tập huấn, phổ biến kiến thức về thị trƣờng để ngăn chặn tình trạng vì lợi nhuận trƣớc mắt chạy theo “sốt ảo” thị trƣờng, tập trung sản xuất một mặt hàng nào đó ồ ạt, dẫn tới hậu quả là ngƣời nông dân chịu nhiều thua lỗ,... Để làm đƣợc điều này, cũng cần có một đội ngũ cán bộ QLNN về KTNN đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng.

* Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm

trƣờng hàng hóa và dịch vụ cho sản xuất; khơi thông và mở rộng đầu ra cho hàng hóa nông sản, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa ở huyện Đak Pơ phát triển. Nông sản phẩm huyện Đak Pơ đƣợc xác định tiêu thụ tại thị trƣờng trong tỉnh là chủ yếu, ngoài ra dành một phần cung cấp cho các tỉnh khác. Tuy nhiên, trƣớc xu hƣớng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là với hàng hóa nhập khẩu. Để tháo gỡ khó khăn, kích thích sản xuất phát triển, giải pháp thị trƣờng cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Chú trọng công tác dự báo thị trƣờng nông sản, đặc biệt là dự báo về: số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại hàng hoá mà thị trƣờng cần; tình hình cung - cầu, giá cả. Trên cơ sở thông tin thị trƣờng, thị hiếu ngƣời tiêu dùng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất phù hợp, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trƣờng hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đầu tƣ phát triển hệ thống chợ đầu mối nông sản, hình thành những trục, những điểm giao lƣu hàng hoá tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện. Hƣớng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hoá; xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp...

Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng ở địa phƣơng đối với các cơ sở SXKD; quản lý giá cả, chất lƣợng các loại hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho SXNN. Tích cực, chủ động đấu tranh chống đầu cơ nâng giá; hàng giả, hàng kém chất lƣợng, đặc biệt là đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, các loại giống cây trồng, giống vật nuôi tác động xấu đến quá trình SXNN.

* Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp

góp rất lớn vào phát triển KTXH, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức. Nông nghiệp muốn tăng trƣởng cao, sản phẩm nông nghiệp tạo ra có chất lƣợng, có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng, cần áp dụng quy trình, công nghệ sản xuất mới, ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học, kỹ thuật hiện đại vào phát triển nông nghiệp. Để thực hiện đƣợc điều này, cần phải khắc phục những hạn chế về trình độ của đội ngũ cán bộ QLNN về KTNN. Do vậy, để KTNN phát triển theo hƣớng hiện đại, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, huyện Đak Pơ cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực QLNN về KTNN bằng việc phát hiện sớm và đào tạo có định hƣớng những cán bộ có triển vọng, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số... bảo đảm sự kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ. Hoàn thiện tốt cơ chế “động” và “mở” trong tạo nguồn cán bộ.

Tăng cƣờng tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức SXNN cho nông dân và cán bộ quản lý nông nghiệp. Thực hiện liên kết đào tạo với các trƣờng dạy nghề, cử cán bộ tham gia các lớp nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức SXNN.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ đào tạo nhóm nông dân nòng cốt, phát huy vai trò của nhóm nông dân này trong việc xã hội hóa kiến thức phát triển KTNN. Trong quá trình thực hiện, cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút lao động chất lƣợng cao, có chế độ đãi ngộ để cán bộ, công chức có động lực và phát huy trí tuệ góp phần thúc đẩy KTNN huyện Đak Pơ phát triển.

* Công tác bảo vệ môi trường

Đảng và Nhà nƣớc ta luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trƣờng, coi đây là bƣớc đi tất yếu cần thực hiện để hƣớng tới phát triển KTNN bền vững và xây dựng NTM trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Trên tinh thần đó, huyện Đak Pơ cần chú trọng các vấn đề:

Tiến hành đánh giá hiện trạng môi trƣờng đối với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất. Khuyến khích các cơ sở

sản xuất đầu tƣ đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa các công nghệ truyền thống theo phƣơng châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống; sử dụng năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng sạch. Áp dụng công nghệ, kỹ thuật canh tác cao, thân thiện với môi trƣờng. Đối với quỹ đất lúa nƣớc, cần phát huy hiệu quả các giống có năng suất, chất lƣợng cao hiện có; đồng thời thử nghiệm đƣa vào gieo trồng các giống mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt; tăng cƣờng thực hiện các biện pháp thâm canh. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý đất rừng phòng hộ; xây dựng cơ chế khuyến khích ƣu đãi ngƣời trồng rừng nhằm tăng mật độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. Tập trung khai thác có hiệu quả dịch vụ môi trƣờng rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Đẩy mạnh tuyên truyền, hƣớng dẫn nông dân không lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trƣởng để tăng năng suất, sản lƣợng cây trồng; sử dụng đúng, đủ thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và thu gom, xử lý đúng cách bao bì thuốc sau khi sử dụng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nông dân trong sản xuất theo hƣớng nông nghiệp sinh thái bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

3.3.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp

Dựa trên kế hoạch phát triển KTXH huyện Đak Pơ đến năm 2025. Việc hoàn thiện công tác quy hoạch, định hƣớng phát triển KTNN cần phải đảm bảo các yêu cầu và thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Công tác quy hoạch phát triển KTNN phải đảm bảo quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc phát triển vùng nguyên liệu phải gắn với quy hoạch chế biến. Các vùng nguyên liệu chính nhƣ: mía đƣờng, rau, cây ăn trái…phải đƣợc quy hoạch chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo các yếu tố thuận lợi: giao thông nội đồng, có cơ sở cung cấp giống, có tổ chức

phòng ngừa sâu bệnh, thực hiện hợp đồng mua bán chặt chẽ giữa nhà máy với nông dân để đảm bảo lợi ích kinh tế cho bà con yên tâm sản xuất. Quy hoạch phát triển các ngành SXNN phải dựa trên cơ sở sinh thái, gắn chặt mối quan hệ hữu cơ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, phục vụ lợi ích cộng đồng lâu dài và ổn định. Trong quá trình quy hoạch nên lấy ý kiến ngƣời dân trong vùng quy hoạch, quan tâm đến việc phân tích các dữ liệu dự báo, có cơ sở khoa học và đặc biệt là quan tâm đến ý kiến phản biện của các chuyên gia, các ngành liên quan để đảm bảo quy hoạch khả thi.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung đối với các sản phẩm có lợi thế nhƣ cây mía, mỳ, cây ăn quả, cây dƣợc liệu... để thuận lợi trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất vì đây là những loại cây trọng tâm phát triển KTNN của huyện Đak Pơ. Trên cơ sở các quy hoạch đƣợc phê duyệt, phát huy các tiềm năng, lợi thế xây dựng vùng sản xuất hàng hóa phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 87)