Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 84 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban

Ủy ban nhân dân huyện

Xác định công tác chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, UBND huyện là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến QLNN về KTNN, đây chính là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong cả giai đoạn từ 2016 - 2020 và định hƣớng đến năm 2025. Trƣớc hết Huyện ủy, UBND huyện cần chú trọng tổng kết thực tiễn, lấy kết quả lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn và chăm lo đời sống cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm hằng năm. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội nông dân cần đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động, vai trò, trách

nhiệm tham gia có hiệu quả vào việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách về phát triển KTNN, xây dựng NTM. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; khơi dậy ý chí tự lực, tự cƣờng của nông dân, thay đổi nếp nghĩ cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ đó vƣơn lên làm giàu cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng nông thôn ngày càng giàu mạnh.

Tập trung rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, xây dựng và sửa đổi, bổ sung các văn bản mới phù hợp với thực tế hoạt động KTNN tại địa phƣơng. Quan tâm hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả và là cơ sở để sửa đổi, bổ sung. Với sự phát triển của KTNN tại huyện Đak Pơ trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thì việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của SXNN.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nhƣ qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt của các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp… Nội dung tuyên truyền cần phong phú, cập nhật những chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phản ánh kịp thời những điển hình tiên tiến, những gƣơng ngƣời tốt, việc tốt để nhân rộng trên địa bàn. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc khắc phục tâm lý “trông chờ, ỷ lại”.

Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, gia trại phát triển. Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng NTM.

Công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng trong QLNN về KTNN, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển KTNN, vì vậy, cần nâng cao chất lƣợng quy hoạch phát triển KTNN gắn với quy hoạch phát triển KTXH; xác định tiềm năng thế mạnh của từng vùng và sản phẩm chủ lực của huyện để tiến hành quy hoạch, lập kế hoạch phát triển phù hợp. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát và bổ sung quy hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KTNN.

Tiếp theo phải xác định các nguồn vốn đầu tƣ và sản phẩm chủ lực mà nhiều nhà đầu tƣ quan tâm hoặc có sự hỗ trợ từ các chính sách của trung ƣơng, tỉnh để kêu gọi đầu tƣ, hỗ trợ. Không đầu tƣ dàn trải, không chỉ đạo chung chung và thiếu đồng bộ. Việc xác định ngành chủ lực và sản phẩm chủ lực phải cụ thể, ƣu tiên sản phẩm nào thực hiện trƣớc, sau và lộ trình thực hiện. Cần phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị từ khâu chuẩn bị vật tƣ đầu vào đến bảo quản, chế biến và thị trƣờng đầu ra, lồng ghép các yếu tố về thích ứng với biến đổi khí hậu và biến động của thị trƣờng.

Chú trọng hỗ trợ thông tin thị trƣờng giúp nông dân định hƣớng tốt trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm mang tính đặc thù của địa phƣơng nhƣ nhãn hiệu “Rau Đak Pơ”, “Na dai đá lửa”… Bên cạnh đó, huyện cần chú trọng đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông qua việc triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với trình độ sản xuất thực tế địa phƣơng.

Song song với việc nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý về KTNN, để thực hiện tốt việc QLNN về KTNN trong thời gian đến, huyện Đak Pơ cần chú trọng phát triển nguồn lực cán bộ quản lý và thực hiện. Chỉ đạo xây dựng mô hình tổ nhóm, hội quán hoặc câu lạc bộ KHCN và thông tin về nông nghiệp để thƣờng xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin khoa học kỹ thuật, thị trƣờng phục vụ sản xuất và hoạch định chính sách nông nghiệp.

Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lƣợng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào thi đua “Đak Pơ chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 84 - 87)