Quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực của nông nghiệp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực của nông nghiệp huyện

Triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ. Huyện Đak Pơ cần cụ thể hóa nội dung, định hƣớng tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện có chất lƣợng cao, phù hợp với thị trƣờng, gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Xây dựng chính sách phù hợp để khai thác có hiệu quả tiềm năng, phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng. Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng cơ giới hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lƣơng thực và sản xuất hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Cụ thể: phấn đấu tốc độ tăng trƣởng GTSX nông, lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,6%/năm, cơ cấu nội bộ ngành gồm: nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 43%; công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 38% và thƣơng mại, dịch vụ 19%. Cụ thể:

* Đối với sản xuất nông nghiệp

Tiếp tục phát triển KTNN bền vững theo hƣớng đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng cao phù hợp

với nhu cầu thị trƣờng và thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông sản gắn với bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nhằm tăng nhanh giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Tiếp tục xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình SXNN; một số cây trồng có thế mạnh phát triển hàng hóa, phục vụ công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trƣởng nông nghiệp.

Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hƣớng tăng năng suất và sản lƣợng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Nâng cao hiệu quả đầu tƣ nhằm cải tạo và hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện, kênh mƣơng phục vụ SXNN.

* Đối với chăn nuôi

Tiếp tục thực hiện laisind hoá đàn bò, nạc hoá đàn heo; mở rộng chăn nuôi cả số lƣợng, chất lƣợng theo hình thức trang trại, gia trại và áp dụng phƣơng thức chăn nuôi tiên tiến, chuồng trại hiện đại kết hợp với làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Tích cực tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ để nông dân yên tâm mở rộng chăn nuôi. Ngoài ra, khuyến khích xây dựng các mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mô hình nuôi hƣơu sao, nuôi tằm, nuôi ong, nhím, ba ba...ở các xã, thị trấn có điều kiện thích hợp.

* Đối với lâm nghiệp

Đầu tƣ phát triển lâm nghiệp theo hƣớng đẩy mạnh công tác trồng rừng, kết hợp với khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng. Khai thác hợp lý tài nguyên rừng, tăng cƣờng công tác giao khoán, bảo vệ và chăm sóc rừng sản xuất; quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, cải tạo diện tích rừng tự nhiên nghèo, kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất, chất lƣợng cao, đáp ứng tiêu chí bền vững.

* Đối với phát triển kinh tế nông nghiệp theo vùng địa lý và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng cơ chế, chính sách trọng tâm

Huyện tập trung phát triển KTNN theo vùng địa lý đã đƣợc quy hoạch nhƣ: vùng chuyên canh rau; chuyên canh lúa; chuyên canh mía; chuyên canh cây ăn quả. Đồng thời, chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó cơ chế, chính sách, trọng tâm phát triển KTNN huyện Đak Pơ đến năm 2025 đó là: “Phát triển vùng rau, cây ăn trái theo hướng chuyên canh, gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, xây dựng mối liên kết theo chuỗi giá trị; tập trung phát triển đàn bò lai theo hướng giá trị kinh tế cao”. Ngoài ra, tập trung vào các chính sách thu hút vốn đầu tƣ; phát triển nguồn nhân lực và chính sách phát triển KHCN.

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 82 - 84)