Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội (Trang 45 - 48)

L ỜI CẢM ƠN

6. Kết cấu của Luận văn:

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai:

- Về kinh tế:

Năm 2020, kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tốc độ tăng giá trị sản xuất là 11,72%; Thu nhập bình quân đầu người là 39 triệu đồng/ người/năm (năm 2019 là 34 triệu đồng); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, Cơ cấu giá trị sản xuất: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 55,5% (Năm 2019: 55,1%) ; Thương mại - Dịch vụ chiếm 27,4% (Năm 2019: 26,7%); Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản chiếm (Năm 2019: 18,2%)

Công tác xây dựng Nông thôn mới: Năm 2018, huyện đã tập trung chỉ

đạo, đầu tư hoàn thành thêm 4 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 20/20 xã, đạt 100%.

Công tác thu hút đầu tư: Nhằm tạo sức bật và tiền đề hình thành đô thị

sinh thái theo Quy hoạch. Đã đề nghị các cấp có thẩm quyền chấp thuận địa điểm các dự án đầu tư: Bệnh viện Nhi Trung ương - Cơ sở II; Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Cơ sở II; Sân Golf xã Phú Mãn; các dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Ngọc Liệp mở rộng...

- Về Văn h a:

Toàn huyện có tổng số 220 di tích các loại trong đó 01 di tích Quốc gia đặc biệt, 31 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; 45 di tích xếp hạng cấp thành phố. Huyện luôn quan tâm gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, định hướng trọng tâm là phát triển di tích gắn với du lịch, lấy trung tâm là Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách.

- Về lĩnh vực giáo dục - y tế

Toàn huyện có 79 trường (trong đó 73 trường công lập) với 1.456 lớp và 47.217 học sinh.Năm 2017, có tổng số 41 trường trường đạt chuẩn quốc gia,

chiếm 57%. Năm 2018, có thêm 8 trường đạt chuẩn, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 49/73 trường, chiếm 67,12%.

Trên địa bàn huyện có 1 trung tâm y tế huyện và 3 phòng khám đa khoa, 5 nhà truyền thống dân số, đến nay mỗi trạm xá trong huyện đều có 1 bác sỹ, 15 trạm được kiên cố hoá.

- Trật tự an toàn xã hội; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Đã tập trung giải quyết đứt điểm 4 vụ có tính chất tiềm ẩn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, còn 8 vụ đã xác định hướng và lộ trình giải quyết, dự kiến xong trong năm 2019. Trong năm 2017 đã tiếp 1.173 lượt công dân, đã nhận 121 đơn hiện nay đã tập trung giải quyết xong 87 đơn.

- Công tác an ninh - quốc phòng: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội được giữ vững; hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các sự kiện của huyện. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương; đã hoàn thành giao 151 tân binh đảm bảo trình độ, sức khoẻ lên đường nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu.

Với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện kinh tế xã hội như vậy, huyện Quốc Oai không những thuận lợi về giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá mà còn thuận lợi trong giáo dục tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi trên, nhân dân huyện Quốc Oai cũng còn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và dân trí còn chưa đồng đều giữa các vùng, do điều kiện phát triển của mỗi xã khác nhau.

* Cơ sở hạ tầng của huyện: - Giao thông:

Những năm gần đây hệ thống giao thông của Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức. Các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới. Trong đó có dự án đầu tư thi công đường 421B dài hơn 17km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Quốc Oai (có mức đầu tư

gần 117 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng công trình đường Trại Cá - Liệp Tuyết - Phú Cát có chiều dài 5km (với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng). Trục đường lớn phát triển về phía Tây của Hà Nội có gần 10 km đi qua địa bàn của Quốc Oai, kéo theo sự phát triển của các ngành CN cũng như phát triển đô thị quanh trục đường này. Ngoài ra, có đường 21A (Sơn Tây – Xuân Mai) cũng chạy qua địa bàn Quốc Oai 8 km, cùng nhiều trục tỉnh lộ khác đã và đang được triển khai xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông của địa phương. Đó cũng chính là nền tảng để phát triển đô thị, cũng như các ngành kinh tế, du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Huyện có 2 tuyến Quốc lộ là Đại lộ Thăng long và đường Hồ Chí Minh chạy qua với tổng chiều dài 17,7km; 5 tuyến tỉnh lộ tổng chiều dài 37,55 km và 8 tuyến huyện lộ với tổng chiều dài 47,9 km. Đến nay các tỉnh lộ, huyện lộ đã được nhựa hóa, bê tông hóa cùng với hai tuyến quốc lộ hiện đại là tiền đề cho Quốc Oai phát triểnkinh tế, giao thương và thu hút đầu tư.

Khác với các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ và quốc lộ, giao thông nông thôn của huyện Quốc Oai còn nhiều bất cập: Đó là sự phát triển thiếu quy hoạch, manh mún; đường chật chội, chất lượng mặt đường thấp không đáp ứng được yêu cầu vận tải.

Đường xã và liên xã: 124,39 km; trong đó mới cứng hóa 89,79 km, bằng 72,18 % nhưng đã có 20,47 km bị xuống cấp, còn 34,6 km là đường đất. Trên các trục đường liên xã, cần cải tạo: 15/19 cầu, 122/191 cống và 54,86/86,66 km rãnh.

Đường liên thôn, đường thôn: Tổng chiều dài 207,6 km trong đó cứng hóa được 110,4 km thì đã có 21,89 km bị xuống cấp và 97,2 km là đường đất cần đầu tư xây dựng. Trên các trục thôn, liên thôn có 322/403 cống và 122,29/151,2 km rãnh cần được cải tạo, nâng cấp.

Giao thông nội đồng: Hiện toàn huyện có 307,1 km giao thông nội đồng nhưng chỉ có 6,8 km được cứng hóa, còn lại đều là đường đất, đường cấp phối.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)