Các yếu tố ảnh hưởng quản lý vốnđầu tưcông trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội (Trang 37)

L ỜI CẢM ƠN

6. Kết cấu của Luận văn:

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý vốnđầu tưcông trên địa bàn huyện

1.2.6.1. Các yếutố khách quan

a. Điều kiện tự nhiên: là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đầu tư công. Ở các địa phương có địa hình khó khăn hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt để đầu tư một công trình thì các chi phí tăng lên, thời tiết thất thường ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công,… Mặt khác, chính điều kiện khắc nghiệt có thể dẫn đến chất lượng các công trình đầu tư công bị xuống cấp nhanh, do đó thường xuyên phải gia tăng chi phí để duy tu, bảo dưỡng…

b. Điều kiện kinh tế- xã hội: Mỗi một địa phương, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà có nhu cầu và nguồn lực vốn đầu tư khác nhau.Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các vùng miền núi, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…, Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế –xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện.

c. Năng lực quản lý đầu tư: Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh

hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước là trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương. Năng lực chuyên môn của các cơ quan thẩm định, tư vấn, quyết toán về đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thiết kế các công trình, ảnh hưởng đến tiến độ,

đến hiệu quả. Nếu năng lực quản lý của các chủ đầu tư yếu, dẫn đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu chậm trễ, chất lượng không đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức thuyết phục gây lãng phí và thất thoát ngân sách Nhà nước.

1.2.6.2. Các yếutố chủ quan

a. Bộ máy, trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư công của huyện:

Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước là trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương.Năng lực chuyên môn của các cơ quan thẩm định, tư vấn, quyết toán về đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thiết kế các công trình,ảnh hưởng đến tiến độ, đến hiệu quả.Nếu năng lực quản lý của các chủ đầu tư yếu, dẫn đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu chậm trễ, chất lượng không đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức thuyết phục gây lãng phí và thất thoát ngân sách Nhà nước

b. Ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý.

Nhiều dự án, thiết kế phải thay đổi bổ sung nhiều lần làm giảm hiệu quả đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay khi hầu hết các công trình thanh toán theo hình thức hợp đồng trọn gói thì những sai phạm trong khâu dự án, thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế dự toán dẫn đến sự thất thoát tiền vốn công trình vì sau khi đã trúng thầu làm đúng yêu cầu thiết kế thì nhà thầu sẽ thanh toán đúng theo hợp đồng, kể cả phần khối lượng tư vấn tính thừa so với thiết kế.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế.

1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ công của một số quận, huyện và bài học kinh nghiệm cho huyện Quốc Oai.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốnđầu tƣ công của một số quận, huyện

1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); đông giáp huyện Yên Lạc. Huyện Vĩnh Tường có 26 xã và 3 thị trấn, là huyên có số thu ngân sách cấp huyện lớn so với các huyện trên toàn tỉnh. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu chi cơ bản hoạt động chi thường xuyên của các cơ quan huyện; huyện còn làm tố việc khai thác thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động đóng góp của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để chi Đầu tư công, huyện tập trung ưu tiên trong lĩnh vực như: Xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học … từng bước hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện

Trong quản lý vốn Đầu tư công, từ khi UBND tình phân cấp cho UBND huyện, xã trên địa bàn huyện, được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách huyện, ngân sách xã (kể cả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên và các nguồn hợp pháp khác). UBND huyện đã giao cho các cơ quan có liên quan đến công tác quản lý vốn Đầu tư công như: Phòng Tài chính – kế hoạch, phòng Kinh tế và hạ tầng, Ban quản lý dự án ĐTXD huyện, kho bạc nhà nước huyện, nghiên cứu tham mưu chi UBND huyện phương thức quản lý vốn Đầu tư công để đạt mục tiêu hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí và tránh dàn trải trong việc bố trí vốn Đầu tư công

Huyện Vĩnh Tường là một trong một số ít các đơn vị cấp huyện của tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong Đầu tư công. Chủ

trương này được áp dụng cho các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa, các dự án hạ tầng khu đất tái định cư, giãn dân hoặc khu đất đấu giá tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, hầu hết trên đường liên thôn, đường ngõ, xóm thuộc các xã đã được bê tông hóa; các xã đều xây dựng được nhà văn hóa khang trang, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm áp lực từ nguồn vốn đầu tư của ngân sách huyện

Bài học kinh nghiệm quản lý vốn Đầu tư công của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác bồi thường thiệt hại, tham mưu xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng phù hợp với quy định của pháp luật, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân theo quan điểm “nhà nước và nhân dân cùng làm”

- Hoàn thiện thể chế đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, tăng cường công tác quản lý quy hoạch và huy động các nguồn vốn ngân sách ứng trước để xây dựng quỹ nhà đất phục vụ tái định cư

- Công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.

- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân

1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình, phía tây giáp huyện Nho Quan, phía nam giáp huyện Hoa Lư, phía bắc giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định qua sông Đáy.

Gia Viễn là huyện đồng chiêm trung của tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 178,5 km² với dân số khoảng 135 nghìn ngườn. Gia Viễn là một đầu

mối thương mại dịch vụ ở phía Bắc của tỉnh Ninh Bình, giàu tiềm năng du lịch, văn hóa, giải trí, ẩm thực với nhiều đặc sản nổi tiếng như mắm tép Gia Viễn, các chuối Vân Long, dê núi Ninh Bình. Đặc biệt Gia viễn là vùng đất cổ, giàu truyền thống lịch sử, có nhiều di tích lịch sử văn hóa như Hoa Lư, Chìa Bái ĐÍnh, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long….

Bài học kinh nghiệm quản lý vốn Đầu tư công của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có những đặc điểm như sau:

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Những việc như: hỗ trợ xây nhà cho các hộ chính sách, xây nhà văn hóa thôn xóm, làm đường giao thông nông thôn,… đều được niêm yết công kha tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, phổ biến rộng rãi quy hoạch, tiến độ thực hiện, phương án đề bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… Mục tiêu, phương thức đầu tư được thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch nên nhân dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ và thực hiện.

- Công tác quản lý vốn Đầu tư công, quản lý quy hoạch được thực hiện khá tốt, bên cạnh việc vận dụng mọi nguồn lực từ xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thì huyện Gia Viễn đã tăng cường áp dụng thiết kế mẫu phù hợp với thực tế và công năng sử dụng đối với các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản do cộng đồng dân cư tự thực hiện để giảm chi phí xây dựng, xã hội hóa đầu tư đối với các dự án công ích như công trình nướcsạch, chợ, công trình thu gom, xử lý rác thải có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

1.3.1.3. Kinh nghiệm của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Đan Phượng là một huyện nhỏ của thành phố Hà Nội, nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Phía đông giáp các huyện Đông Anh (ranh

giới tự nhiên là sông Hồng) và Từ Liêm; Phía nam giáp huyện Hoài Đức; Phía tây giáp huyện Phúc Thọ; Phía bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là sông Hồng). tổng diện tích tự nhiên là 77,35km2; cơ cấu hành chính gồm 15 xã và 01 thị trấn, 120 thôn, cụm dân cư, 06 tổ dân phố, dân số trên 156 nghìn người.

Bài học kinh nghiệm quản lý vốn Đầu tư côngcủa huyện Đan Phượng: - Muốn làm tốt xây dựng nông thôn mới, công tác tư tưởng phải đi trước một bước với phương pháp và cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình của từng xã không khuôn mẫu hay rập khuôn máy móc. Bởi vậy công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được huyện quan tâm tổ chức với nhiều hình thức, phong phú, đa dạng, sát đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận ca trong xã hội

- Đan Phượng quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, chú trọng giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng đã tạo tiền đề vững chắc cho việc quy hoạch lại sản xuất, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, huyện luôn coi trọng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các trường đã đạt chuẩn Quốc gia đủ thời gian công nhận lại

- Xác định phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vu trong tâm, luôn được đặt lên hàng đầu. Huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch lại, xây dựng 6 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp và trên 1000 doanh nghiệm nhỏ và vừa, thu hút khoảng 9000 lao động, thu nhập bình quân đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm

Từ kinh nghiệm về công tác quản lý vốn Đầu tư công của các địa phương có thể rút ra một số bài học về công tác quản lý vốn Đầu tư công từ nguồn NSNN cho huyện Quốc oai như sau:

- Làm tốt công tác tư tưởng và thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở với tình thần “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, và dân thụ hưởng”. Mục tiêu, phương thức đầu tư được thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch nên nhân dân phấn khởi đồng tỉnh ủng hộ và thực hiện. Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về nguồn vốn đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả khả năng cấn đối vốn đầu tư của địa phương.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và nghiêm túc thực hiện chiến lược quy hoạch chung của địa phương theo từng giai đoạn cụ thể, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn từ đó tập trung đầu tư sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.

- Chi tiết và công khai hóa quy trình, các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả giám sát của đoàn thể các cơ quan đơn vị, toàn bộ nhân dân từ đó phát huy sức mạnh tập thể cùng chung sức thực hiện mục tiêu chung của địa phương, nhất là việc huy động nguồn lực xã hội hóa vốn Đầu tư công giảm gánh nặng cho NSNN.

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

QUỐC OAI,TP HÀ NỘI.

2.1.Giới thiệu chung về tình hình kinh tế xã hội và đầu tƣ công trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Quốc Oai:

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ. Là huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là Đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế trong phát triển đô thị và công nghiệp. Có diện tích khoảng 147,01 Km2 và có dân số khoảng 180 nghìn người. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Quốc Oai được định hướng phát triển là đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đồng thời định hướng phát triển là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo.

Quốc Oai là vùng đất cổ có nền văn hóa phát triển lâu đời với những loại hình văn hóa phi vật thể đặc trưng văn hóa xứ Đoài với hơn 220 di tích có giá trịvăn hóa, lịch sử, trong đó nổi bật là quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy và Khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách thuận lợi phát triển du lịch văn hóa tâm linh; có làng nghề và sản phẩm đặc trưng như: Miến So, đan nón lá, gỗ mỹ nghệ; bún Ngô Sài, nhãn muộn Đại Thành, bưởi chua đầu tôm…

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hi ca huyn Quc Oai:

- Về kinh tế:

Năm 2020, kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tốc độ tăng giá trị sản xuất là 11,72%; Thu nhập bình quân đầu người là 39 triệu đồng/ người/năm (năm 2019 là 34 triệu đồng); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, Cơ cấu giá trị sản xuất: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 55,5% (Năm 2019: 55,1%) ; Thương mại - Dịch vụ chiếm 27,4% (Năm 2019: 26,7%); Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản chiếm (Năm 2019: 18,2%)

Công tác xây dựng Nông thôn mới: Năm 2018, huyện đã tập trung chỉ

đạo, đầu tư hoàn thành thêm 4 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 20/20 xã, đạt 100%.

Công tác thu hút đầu tư: Nhằm tạo sức bật và tiền đề hình thành đô thị

sinh thái theo Quy hoạch. Đã đề nghị các cấp có thẩm quyền chấp thuận địa điểm các dự án đầu tư: Bệnh viện Nhi Trung ương - Cơ sở II; Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Cơ sở II; Sân Golf xã Phú Mãn; các dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp Ngọc Liệp mở rộng...

- Về Văn h a:

Toàn huyện có tổng số 220 di tích các loại trong đó 01 di tích Quốc gia đặc biệt, 31 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; 45 di tích xếp hạng cấp thành phố. Huyện luôn quan tâm gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, định

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)