Đến nay, hơn 70% người Việt Nam vẫn đang sống ở nông thôn và lao

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của nguyễn hữu nhàn (Trang 137 - 138)

động sản xuất nông nghiệp. Văn học quan tâm đến hiện thực xã hội, tất yếu phải đề cập đến nông thôn và nông dân, đặc biệt trong hoàn cảnh thời đại mới, nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra ở chốn làng quê vốn ngàn năm yên bình. Đến với văn học không phải là sớm so với nhiều đề tài khác nhưng ngay từ khi xuất hiện đề tài nông thôn trong văn học đã và luôn bền bỉ sát cánh cùng với những vận động của hiện thực nông thôn qua từng thời kỳ lịch sử. Mảng đề tài này đã trở thành mảnh đất màu mỡ mời gọi và thu hút nhiều nhà văn tìm hiểu, khám phá, phản ánh. Nhiều tên tuổi nhà văn thành danh cũng từ những “bờ xôi ruộng mật” này. Như một lẽ tự nhiên, nông thôn tự nó và về nó đã là miền đất hứa. Cũng giống như người nông dân trên những thửa ruộng của mình, họ càng cày sâu cuốc bẫm, thửa ruộng ấy càng màu mỡ. Đề tài nông thôn cũng vậy, các nhà văn càng đi sâu khám phá, thành quả của họ đạt được càng lớn. Tuy nhiên, theo sự vận động chung có tính quy luật của tự nhiên và xã hội, ở mỗi thời điểm, dấu ấn cảm thức về nông thôn được thể hiện khác nhau và mang tính thời sự rõ nét. Điều đó đòi hỏi các nhà văn phải có vốn liếng thực sự và sự dài hơi trên chặng đường dài hành trình với nông thôn. Trong hành trang văn nghiệp của mình, Nguyễn Hữu Nhàn là nhà văn đã và đang lặng lẽ đam mê, miệt mài với đề tài nông thôn. Ngòi bút của ông chưa từng “nguội lạnh” trước những nhịp đập nóng hổi của nông thôn, và làng quê với rất nhiều những “tầng tầng lớp lớp phù sa” đang ngày càng bồi đắp cho những trang văn đồng bãi của tác giả thêm màu mỡ tốt tươi. Từng thời điểm trong cuộc đời, nông thôn yêu dấu với nguồn cội là những giá trị văn hóa truyền thống và những biến cố thăng trầm đã trở đi trở lại trong đề tài viết về nông thôn của Nguyễn Hữu Nhàn.

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của nguyễn hữu nhàn (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)