Vài nét về người nông dân trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của nguyễn hữu nhàn (Trang 60 - 88)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những nhận xét rất đúng về người nông dân như sau: “Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có cho sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung

sướng. Thế mới khổ. Họ khổ đến mức không biết là mình khổ nữa” [20]. Từ

thuở sơ khai khi người Việt khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi, xây dựng và bảo vệ đất nước cho đến nay, vai trò của người nông dân là trụ cột. Không đâu, không việc gì trên dải đất Việt Nam lại không có hình bóng, dấu ấn của người nông dân. Văn học là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được phát triển trên nền tảng của cơ sở hạ tầng nhất định.Vậy mà suốt hơn mười thế kỷ, nền văn học nước nhà lại thiếu vắng hình bóng của người nông dân. Văn học trung đại có nhân vật nhưng chưa hướng tới việc chiếm lĩnh con người cụ thể cảm tính, mà chỉ là hóa thân của những vấn đề tư tưởng đạo đức vốn có từ bên ngoài. Tính quy phạm quy định sự cao - thấp, sang – hèn, tốt – xấu, trang nhã – thô tục…trong đối tượng phản ánh khiến văn học hướng tới sự đài các, cổ xưa, những chuẩn mực đã định hình mà từ chối hiện thực sinh động nhiều màu vẻ. Bởi thế, nhân vật trong văn học thời kỳ này thường là tầng lớp quý phái sang trọng, những đại diện tiêu biểu cho đạo đức và những giá trị phi thường…Người nông dân thấp cổ bé họng, đời sống mộc mạc, thô nháp

không được nhắc đến trong mảng văn chương trung đại tuân thủ ngặt nghèo tính quy phạm này.

Đến cuối thế kỷ XIX, chỉ khi kiệt tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu ra đời, hình ảnh người nông dân mới được xuất hiện trong văn học một cách chân thật nhất. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình phong kiến nhà Nguyễn hoàn toàn tan rã. Để bảo vệ quyền lợi giai cấp ích kỷ, nhà Nguyễn ký các hòa ước và dâng ba tỉnh miền Tây cho giặc, phó mặc cho dân chúng chịu cảnh lầm than nô lệ. Người nông dân không cam chịu cuộc sống nước mất nhà tan mà tự đứng lên chống giặc. Lịch sử tiếp tục được chứng kiến sự anh dũng, lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng và sức mạnh của những con người vốn bé nhỏ, lầm lụi nơi gốc lúa bờ tre. Những người nông dân ấy vụt hóa thành hình ảnh đẹp đẽ chói sáng. Lần đầu tiên người nông dân bước vào văn chương với một hình ảnh chân thực, sinh động.

Bước sang thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa trên đất nước ta. Xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp cổ xưa già cỗi để đón bắt luồng gió mới của nền văn học hiện đại phương Tây. Con người trong văn học không còn trừu tượng chung chung nữa mà là những cá nhân cụ thể với những tình cảm, thái độ, tư tưởng sống động gần gũi. Điều kiện ấy là cơ sở cho việc người nông dân trở thành hình tượng được nói tới nhiều trong văn học. Bắt đầu là hình ảnh người nông dân trong những sáng tác văn xuôi của Hồ Biểu Chánh. Đó là hình ảnh về người nông dân Nam Bộ, cơ cực, bất hạnh trong đời sống kinh tế dưới sự áp bức của cường hào địa chủ, nhưng giàu lòng yêu thương, gắn bó với quê hương, gia đình. Tuy nhiên, do tư tưởng và nghệ thuật chưa đạt đến đỉnh cao, quá nhấn mạnh đến quan hệ đạo đức nên nhân vật nông dân trong tác phhẩm của Hồ Biểu Chánh chưa đạt đến độ điển hình. Đến những năm ba mươi, các sáng tác của chủ nghĩa hiện thực ra đời, hình tượng người nông dân mới trở

thành những điển hình độc đáo. Các nhà văn hiện thực thấu hiểu nỗi thống khổ, nhìn thấy được số phận đau thương cũng như những phẩm chất sáng ngời của người nông dân. Đó là chị Dậu – hình tượng người phụ nữ nông dân nhanh nhẹn, tháo vát, giỏi xoay sở khi hoàn cảnh gia đình bế tắc, một tâm hồn trong sáng, giàu yêu thương, tự trọng và nhất mực chung thủy. Đó là hình ảnh những người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao với rất nhiều những thói tật: sự đố kỵ ghen ăn tức ở, thói ích kỷ chỉ biết đến bản thân, tham lam, tham ăn đến đánh mất lòng tự trọng, yếu ớt hèn nhát đến nhu nhược. Người nông dân Việt Nam ngàn đời mang những tính cách tiêu cực là bởi họ phải sống quá lâu trong các môi trường sống không dành cho con người. Hình ảnh người nông dân tiêu biểu nhất trong sáng tác của Nam Cao chính là nhân vật Chí Phèo – điển hình của người nông dân bị lưu manh hóa, bị xã hội tàn bạo cướp mất cả nhân hình và nhân tính. Tuy nhiên trong sâu thẳm tâm hồn, người nông dân vẫn luôn tiềm tàng những phẩm chất tốt đẹp ngàn đời không gì làm mai một được. Đó là bản chất hiền lành, lương thiện, giàu tự trọng với những ước mơ trong sáng. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, hình ảnh người nông dân lại được thể hiện ở tinh thần đoàn kết, hăng say lao động làm ăn tập thể. Nhân vật người nông dân được đặt trong cuộc đấu tranh giữa lối làm ăn lạc hậu bảo thủ từ ngàn đời với hình thức lao động sản xuất tiên tiến qua các tác phẩm như Cái sân gạch (Đào Vũ), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Tầm nhìn xa (Nguyễn Khải)…Cuộc kháng chiến chống Mỹ đòi hỏi toàn dân tộc phải dốc toàn lực để đối đầu với kẻ thù hung bạo nhất hành tinh. Những người lính lúc này trở thành trung tâm của thời đại. Văn học tập trung khắc họa hình ảnh người lính như những con người kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng. Người nông dân vẫn xuất hiện trong văn học nhưng tính cách, phẩm chất của họ không được tô đậm mà bị phẩm chất của người lính bao trùm, người nông dân được xây dựng theo hệ giá trị

của người lính, tiêu biểu trong những sáng tác như Hòn đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)…Người nông dân từ phụ nữ cho đến các cụ già, em nhỏ dù mang trong mình tất cả sự mộc mạc của con người gắn bó sâu nặng với đất đai đều trở thành những chiến sĩ kiên trung nhất khi đối mặt với kẻ thù. Người nông dân lúc này mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ nhất của con người thời đại đó là lòng yêu nước, yêu quê hương thiết tha cháy bỏng, tinh thần căm thù giặc sục sôi, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất chống kẻ thù….

Như vậy, hình tượng người nông dân luôn song hành và là hình tượng có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc. Những nhà văn có tâm huyết, khi xây dựng được những điển hình nông dân thì bản thân họ đã là người nông dân hoặc chí ít cũng gắn bó với người nông dân muốn làm được điều gì đó cho người nông dân. Bởi vì họ hiểu được một điều giản dị: khơi đến tận cùng người nông dân là tìm đến tận cùng tính cách và phẩm chất dân tộc. Điểm lại gương măt người nông dân được phản ánh trong các tác phẩm trước Nguyễn Hữu Nhàn để thấy trên cái nền tảng đã được xây dựng như một bề dày truyền thống, nhà văn được mệnh danh là “nhà văn của làng quê” sẽ góp một tiếng nói như thế nào để làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân tộc về một hình tượng vốn đã trở thành quen thuộc.

2.3.2. Người nông dân – hình ảnh trung tâm trong sáng tác của

Nguyễn Hữu Nhàn

Văn học lấy hình tượng nghệ thuật để phản ánh hiện thực, trong đó nhân vật là hình tượng nghệ thật đặc thù của tác phẩm. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật tồn tại trong tác phẩm văn học chính là sự hoạt động của nó trong phạm vi đề tài hiện thực. Đề tài

trở nên hấp dẫn bạn đọc bởi hoạt động của thế giới nhân vật bên trong đó. Nó chứa đựng thời gian, không gian, các biến cố và sự kiện. Văn học không thể thiếu nhân vật là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Đó là yếu tố chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác giả một cách sâu sắc và toàn diện nhất. Nói đến nhân vật văn học là nói đến “con

người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [12,

tr.277]. Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần được khái quát từ lăng kính chủ quan của nhà văn, biểu hiện cá tính sáng tạo và phong cách riêng của người viết. Bởi thế, cùng viết về một thói quen cố hữu trong đời sống phong tục của người nông dân nơi làng quê là thói quen đi làm thuê, nhưng nhân vật anh Dậu trong tiểu thuyết “Chớm nắng” của Nguyễn Hữu Nhàn lại khác với nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu ở cái nhìn của hai nhà văn. Nó thể hiện “quan niệm nghệ thuật” và “lý

tưởng thẩm mỹ” của nhà văn về con người. Do đó, nhân vật luôn quan hệ mật

thiết với đề tài, chủ đề trong tác phẩm. Việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới. Chẳng hạn, việc khám phá ra đặc điểm của con người miền núi đã mở đường cho Nguyễn Hữu Nhàn viết được tiểu thuyết phong tục “Rừng cười” về cuộc sống, con người dân tộc thiểu số. Việc hiểu biết, khám phá đặc điểm, tính cách của người nông dân, nhà văn mới lựa chọn cho mình đề tài về nông thôn.

Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn cả đời sống gắn bó với dân, với làng. Bây giờ ông vẫn đang sống trong làng – nơi mới được đổi lên thành phường ở Việt Trì. Ông vẫn thường nói: “Nếu sống rời làng ông sẽ chẳng có gì để viết!”. Ở làng ông mới “săn lùng” được những chi tiết điển hình về người nông dân, chính những chi tiết điển hình có sức khái quát ấy đã giúp ông khắc họa thành công hàng loạt những nhân vật điển hình – Nhân vật người nhà quê. Nhân vật người nhà quê trong tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn chính là những người

nông dân hàng ngày sinh sống trong làng. Họ có đủ cả mọi thành phần: những người làm cán bộ, những người sản xuất; những người hưu trí; những bộ đội xuất ngũ; người giàu có, người nghèo có. Họ có đủ cả mọi lứa tuổi: người

già, người trung tuổi, thanh niên, con nít…Sinh ra từ đồng ruộng, họ gắn bó

với đồng ruộng và đặc biệt họ có đầy đủ tính cách, bản chất của người nông dân sống “sau lũy tre làng”: Đó là tính gia trưởng hách dịch, thói lắm mồm hay chửi, thói quen sống tùy tiện, bệ rạc, tính hiếu thắng, căn bệnh sĩ diện rởm, tính keo bẩn hà tiện…Thôi thì bao nhiêu tật xấu của con người, ở nhà quê đều có cả.

Trước tiên, ta thấy trong nhiều sáng tác của mình, Nguyễn Hữu Nhàn tập trung khắc họa đậm nét hình tượng người nông dân thông qua hình ảnh những người cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý ở xã, ở huyện. Sau chiến tranh đất nước đang trên đà phục hồi, những người cán bộ lãnh đạo phần lớn đều đã trải qua những năm tháng trận mạc, vào sinh ra tử ở các chiến trường. Rời tay súng, họ về mọi miền quê hương trên khắp đất nước để tiếp tục công việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh. Khi miêu tả những nhân vật thuộc đối tượng này, Nguyễn Hữu Nhàn đã rất trung thực trong việc làm lộ rõ tính cách của những người trực tiếp lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo những người nông dân. Ở đâu cũng thế và khi nào cũng vậy, luôn có người tốt, có kẻ xấu, có người cán bộ vẫn luôn sôi sục bản tính của người lính cụ Hồ, hết lòng vì công việc, vì dân vì nước, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực lãnh đạo. Nhưng bên cạnh đó có những người cán bộ tha hóa, tham ô, chỉ lo vơ vét, lấy ích kỷ cá nhân hãm hại người dân. Nguyễn Hữu Nhàn đã tâm huyết khi dựng chân dung những người lãnh đạo người nông dân, phần lớn hình ảnh của họ được dựng lên từ nguyên mẫu ngoài đời thực.

Trong tác phẩm “Dốc nắng” ta bắt gặp hình ảnh người bí thư huyện ủy Vũ Đồng, một con người rất thực tế, biết hợp tác xã Sơn Đài đang có mô hình

phát triển kinh tế mạnh với việc xây dựng hồ nước, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng rừng. Người bí thư đã xuống tận cơ sở, đi thăm công trình đập hồ nước của Sơn Đài. Anh làm việc gì cũng có đầu có đũa, có trước có sau, vì thế anh luôn lắng nghe nguyện vọng, ý kiến đề xuất của cấp dưới, say sưa bàn bạc với cấp dưới bằng tất cả niềm tâm huyết của một người cán bộ có trách nhiệm. Với bí thư Vũ Đồng, mọi việc phải được quản lý bằng kế hoạch cụ thể hẳn hoi chứ không chỉ nói mò, làm công tác quản lý đảng viên anh luôn có những nhận xét đánh giá rất thấu tình đạt lý, anh dặn dò người quản lý chi bộ cấp dưới “Mình làm nghiêm túc nhưng không nên gây một sự hoang mang trong quần chúng. Phải làm thế nào cho cả những quần chúng lạc hậu cùng thấy rằng: những đảng viên ấy phải khai trừ hoặc phải xóa khỏi danh sách đảng là thỏa đáng” [11, tr.376]. Không chỉ phụ trách công tác đảng, đối với công tác chính quyền người bí thư huyện ủy cũng đã có những chỉ đạo sáng suốt, nếu như vào một người bí thư kém hiểu biết làm sao có được những phân tích sắc sảo như thế này “Cải thiện đời sống cho nông dân tập thể và mở rộng chăn nuôi ở các gia đình là tốt chứ sao lại bảo mở đường sang cho tư bản chủ nghĩa? Vùng ta đất thừa, bỏ hoang sao lại cấm nông dân vỡ vạc? khi nông dân tập thể đã sản xuất tốt cho hợp tác xã thì đừng có quản lý máy móc, phải mở đường cho người ta làm giàu” [11, tr.377]. Anh quan niệm muốn phát triển kinh tế của cả huyện thì những người lãnh đạo phải làm kinh tế hẳn hoi, phải là người hiểu trước cái hiểu của cơ sở thì mới làm cho cơ sở phát triển được. Tính cách điềm đạm và sự hiểu biết đã giúp anh không nóng vội trong cách xét đoán, phê bình cấp dưới. Hơn thế, anh chính là người phát hiện ra những yếu kém của cán bộ huyện vì những mắc mớ cá nhân, vì tự ái vặt dẫn đến làm chững lại sự nghiệp phát triển kinh tế chung của toàn huyện, vùi dập đi những “ngọn cờ” , những cá nhân tiêu biểu của địa phương ví như Hào - người chủ nhiệm trẻ đầy tài năng và tâm huyết của hợp tác xã Sơn Đài. Anh

làm bí thư huyện ủy nhưng sinh hoạt hết sức giản dị, không cầu kỳ quan cách. Về cơ sở xa hơn hai mươi cây số nhưng anh vẫn đạp xe, con đường dài và nắng mà anh cũng chỉ nghỉ có một lần, gặp những cụ già lớn tuổi anh ân cần chào hỏi và sẵn sàng chia sẻ những tâm sự của họ bằng chính ngôn ngữ địa phương quen thuộc “Mọ không lo. Rất hoan nghênh tinh thần của mọ. Chúng tôi sẽ ngăn chặn ngay, không cho họ xâm phạm quyền làm chủ tập thể của mọ” [11, tr.375].

Còn trong tiểu thuyết “Làng Cói Hạ” đó là hình ảnh người bí thư Đảng ủy xã Lê Bùi. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn phần nào đã lý tuởng hóa hình tượng nhân vật này, song trên thực tế xã Hợp Thịnh lúc đó đúng là một mô

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của nguyễn hữu nhàn (Trang 60 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)