Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu Đặc điểm phương ngữ nông thôn trung du miền nú

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của nguyễn hữu nhàn (Trang 115 - 128)

ngữ nông thôn trung du miền núi

Nguyễn Hữu Nhàn là nhà văn sinh ra ở ngôi làng cổ nhất Việt Nam, làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là ngôi làng rất lớn, có tới hàng vạn dân, là một “ốc đảo ngôn ngữ”, hiện vẫn sử dụng nhiều cổ ngữ,

phương ngữ trong ngôn ngữ nói, các từ địa phương tồn tại lâu đời ở đây là do tính bảo thủ bền vững còn bảo lưu những từ Việt cổ và do người dân tự cải biên theo nguyên tắc phát triển của tiếng Việt. Người dân ở làng này gọi con tôm càng là nhảo, cá quả gọi là cá chòi, hong hơ gọi là phẩy (đốt lửa để phẩy khô tã lót), nước thải (nước tiểu của người) gọi là nước thiếc, động từ quay

gọi là ngoe(ngoe mặt đi) hoặc chơi các trò chơi gọi là ác (ác bi, ác đáo)….giọng nói của người dân nơi quê hương của nhà văn cũng khác hẳn các nơi khác. Các âm mang dấu hỏi phát âm thành dấu ngã. Các âm mang dấu ngã phát âm giữa dấu nặng và dấu hỏi, ví dụ con đỉa nói thành con đĩa, đôi đũa nói thành đôi đụa, hoặc đủa, mỡ nói thành mở hoặc mợ…Vì lẽ đó trong văn phong của Nguyễn Hữu Nhàn ta thấy nhà văn ảnh hưởng nhiều từ nguồn ngôn ngữ giàu có này của quê hương mình làm ngôn ngữ cho nhân vật. Không những thế, ông còn sử dụng phương ngữ đó rất thành công khiến cho các tác phẩm của ông vừa mang nét riêng rất đặc sắc, phản ánh đúng cuộc sống nông thôn và gần gũi với đề tài mà ông chuyên tâm theo đuổi – đề tài nông thôn, lại vừa tạo nên một Nguyễn Hữu Nhàn không thể lẫn với ai được trong “đại ngàn” các nhà văn Việt Nam.

Một cuốn từ điển tiếng Việt dù công phu đến mấy cũng không thể nén chặt vào lòng nó tất thảy từ ngữ Việt Nam. Lý do đơn giản : tiếng Việt không nằm im nó luôn sinh sôi phát triển cùng cuộc sống cứ bung ra ngày một thiên hình vạn trạng. Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ vốn lưu chuyển liên tục qua chế tác tự giác của nhân dân rộng lớn. Từ khẩu ngữ vô cùng sinh động của nhân dân các nhà văn lại lựa chọn sàng lọc một lần nữa. Và thêm một lần những người cầm bút tài ba lại chế tác ở một cấp độ cao hơn, khiến cho vốn tiếng mẹ đẻ của chúng ta óng chuốt, rực rỡ thêm lên, sinh sôi mãi…Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Hữu Nhàn sử dụng triệt để mọi ngôn từ của đời sống thực đặc biệt là khẩu ngữ của người dân nơi nông thôn vùng trung du miền núi

phía Bắc để miêu tả thôn quê, tâm lý, tính cách người dân quê. Tính cách của mỗi người có hệ thống ngôn ngữ của người ấy. Ví như lời lẽ của những lão nông chi điền bảo thủ, luôn cố chấp, lúc nào cũng mặc định cho mình được

“ăn trên ngồi chốc” mà không kể đến phải trái đúng sai gì cả, cứ mở mồm ra

là chửi, chửi cho sướng mồm, chửi là vì thói quen và trong lời chửi cũng thiếu văn hóa. Nhà văn có thâm niên sống với những người cùng trang lứa nên rất hiểu tâm tính, lời lẽ của kiểu nhân vật này, những ông già mà trong cạp quần lúc nào cũng giắt sẵn cái túi bóng nhựa để ra đường gặp đống phân trâu, phân chó bốc ngay về ủ bón ruộng. Chỉ trong một truyện ngắn “Xóm làng giàu có”, ta có thể đếm được 13 lời chửi của ông Túc – một ông già 75 tuổi có

“cái đầu chật cứng bản năng keo kiệt” tiêu biểu cho hạng người này :

- Ông chửi trong tất cả mọi hoàn cảnh: Vừa ra khỏi cổng sắt nhà mình là ông chửi: “Mẹ bố chúng nó chứ, vườn tược để tanh bành”; thấy đồ đạc ở nhà vương vãi là ông chửi: “Mẹ bố lũ buông tuồng, của tốt thế này mà chúng bỏ vương vãi”; thấy con cái không có ở nhà ông chửi: “Mẹ bố chúng nó chứ, bỏ nhà bỏ cửa đi chơi. Mẹ chúng nó đâu cả rồi!”; bị đứa cháu trêu chọc ông chửi: “Mẹ cha mày chứ, ông tưởng tiền hàng xóm đánh rơi thì ông nhặt”; Lúc ốm đau ông chửi con cái:

“Mẹ bố tiên nhân chúng mày, con với cái”.

- Ông chửi đứa cháu nội : “Mẹ bố quân, mới nứt mắt mà đã kiệt theo thằng bố, con mẹ mày!”; “Mẹ bố quân xỏ lá”; “Mẹ bố mày chứ!Bỏ thì ông lấy về dùng chứ ông có vào trạn nhà mày lấy đâu”.

- Ông chửi con trai ruột : “Bố quân ích kỷ, chỉ nghe vợ”; “Mẹ bố tiên sư quân mất dạy, mày ném vào mặt bố mày hả! Mày nghe con đĩ nó xúi giục…”; “Mẹ tông giống cái lũ quen dựa dẫm”.

- Ông chửi con dâu : “Con đĩ định bày trò cho con mày bêu xấu tao hả? Mẹ bố tông giống nhà mày!”.

- Ông chửi con rể : “Mẹ bố lũ ăn cháo đá bát. Ông đấm thèm ăn của chúng mày!”.

Ngôn ngữ của những lão nông khác trong hệ thống nhân vật thuộc loại người này đều như vậy. Đây là giọng ông trẻ Sâm trong “Chớm nắng”: Ông chửi con cái “Đi mả mẹ chúng nó đâu cả rồi mà để gà qué vào tận trong nhà trong cửa thế này?”; “Bước! Quân giặc cái! Già mồm”, hay giọng lão Thật trong truyện ngắn cùng tên cũng đặc sệt cái tính cách cố nông ở trên. Lão nằm xem ti vi, đang say sưa xem các hoa hậu trình diễn áo tắm , thoáng thấy bóng người, lão nhìn lên mái lá ra vẻ bực dọc chửi đổng “Bố lũ ranh, hở hang thế mà cũng diễn”, được người ta trợ cấp khó khăn, sẵn tính sĩ diện hão, lão cũng chửi “Tiên nhân con mẹ Nhân Đức, mới có tí của dám lên mặt đánh giá ông nghèo. Ông thì đến ông vạc mặt nó ra” [13, tr.190]. Và đây nữa là tiếng chửi của lão Ngược trong “Làng quê yên ả”: “Mẹ tiên sư thằng nào vậy!Ông là

ếch nhái đâu mà ra khỏi mà”, rồi hai lão già là bạn cùng trang lứa cùng chửi

nhau “Mẹ tiên nhân thằng này, ông thì cho cái chổi bừa vào mặt bây giờ”. Bằng cách dùng ngôn ngữ của chính nhân vật để làm nổi rõ tính cách của nhân vật, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn còn cho người đọc tiếp xúc với một hạng người khác khá tiêu biểu ở nông thôn. Đó là đám tiểu thị dân sống đơn giản chỉ coi trọng sự hào hoa lịch duyệt và cái vẻ ngoài hào nhoáng hễ mở mồm ra là chê bai người nhà quê. Tú là cô gái Hà Nội chính gốc, theo chồng về sống ở nông thôn, vốn quen sống theo lối sống thị thành nên trong từng lời nói của chị ta đều bộc lộ rõ tính cách của con người được ăn sung mặc sướng, luôn tự coi mình là người có văn hóa. Vì thế chị ta sẵn sàng coi thường, khinh rẻ, có phần miệt thị người nhà quê. Thường trực nơi cửa miệng của Tú là câu

nói “Đồ nhà quê, đúng là nhà quê”, trong suy nghĩ của Tú, người nông dân

nơi thôn quê không thể so sánh bằng với người Hà Nội được “người Hà Nội về mọi mặt phải hơn hẳn người nhà quê”, “nhà quê thì muôn đời vẫn là nhà

quê”, bị chồng phê phán lối ăn mặc không phù hợp với quan niệm ở nông thôn chị ta phản ứng “anh đừng nông dân hóa em nhé. Đời nào em phải hạ mình sinh hoạt theo nhà quê”.

Nét đặc sắc khác trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ khi thể hiện đề tài nông thôn của Nguyễn Hữu Nhàn là ông đã vận dụng ngôn ngữ đậm chất các tộc người miền núi, ngôn từ phồn thực, không chau chuốt gọt rũa. Nó hồn nhiên chất phác như chính tính cách của người dân tộc. Nói cái nào đúng cái đó, sự so sánh trong khi miêu tả nhân vật cũng bằng chính những từ gợi hình ảnh quen thuộc trong đời sống của người miền núi. Đây là những câu văn miêu tả vẻ đẹp khỏe mạnh, với sức cuốn hút mãnh liệt của các cô gái miền sơn cước: Từ mắt cá chân lên gối cuốn xà cạp, hở từ đó lên váy phần đùi non trắng mỡ như bột nặn (Ràn rạt rừng cười); Cặp đùi Én được thả lỏng hút hết ánh sao trời lóa hai vệt sáng song song trên suối Bặn; Cặp vú châng chẩng; cái mông tròn to như hai cái lá bông bét (Núi bây giờ ở phía sau lưng), hay là những từ ngữ gợi lên cái thô tháp, những nét thiếu hoàn hảo trong nhan sắc:

Hai hàm răng cô ta đen sỉn cái nào cũng to như bàn cuốc cấp kênh xô đẩy nhau trật ra ngoài môi (Mây gió vùng cao). Các danh từ gọi tên người và vật, những từ thể hiện tục lệ văn hóa truyền thống… cũng được nhà văn sử dụng triệt để, cho thấy sự hiểu biết phong phú của nhà văn về văn hóa các tộc người và giúp cho người đọc khi tiếp cận với tác phẩm như đang được sống trong không gian thực đậm đà văn hóa bản mường. Đó là những danh từ riêng gọi tên người hay vật, những từ như: “Bủ, mọ” (chỉ người già nhưng là người đã rất lớn tuổi thường là đã có chắt); “ông nguay” (đại từ ngôi thứ hai gọi những người vai dưới hoặc cùng trang lứa); Cộ, mạ (Bố, mẹ); cùn, dẩu (dầm, xà nhà); cột chồ (cột thờ, cột thiêng của nhà Mường, nó được cúng trước khi cưa đục để làm nhà); gian sthích, gian gốc (gian đầu cầu thang, đầu nhà có để bàn thờ và phụ nữ không được ngồi ở gian này); cửa Voóng (cửa sổ, nơi ngồi

dành riêng cho người già, vai trên ); thướng(gầm hay sàn nhà); bem quần áo…, hay những từ thể hiện tục lệ văn hóa truyền thống ngàn đời của người Dao, người Mường như: cấp sắc (lễ cấp tên âm thành người trưởng thành); rể tạm (ở rể tạm thời bên nhà vợ chờ làm lễ cưới), rể đời (không được cấp sắc phải ở rể suốt đời cho nhà vợ, bị người dân bản coi khinh); cúng buộm (lễ cúng nhận cha chính thức cho đứa con mà cô gái đang mang thai sau khi cô gái đã cho các chàng trai ngủ thăm), chó Mán (vật tổ của nguời Dao), nèm chài, nèm tình, nèm yêu…..Ngôn ngữ của Nguyễn Hữu Nhàn khi diễn tả cuộc sống nông thôn của đồng bào dân tộc thiểu số luôn mang tính tạo hình cao, rất chân thực, gợi tả được thiên nhiên, cuộc sống đậm chất nông thôn vùng núi, nơi có nhiều tộc người đang sinh sống, đây là cảnh thiên nhiên rất đặc trưng nơi vùng núi cao“Có tiếng ràn rạt phía rừng vầu gió thổi và thác nước giội trên vách núi phía sau nhà nghe lẫn cả tiếng côn trùng, ếch đá và âm u mơ hồ tiếng bìm bịp vẳng ra từ sau hẻm núi Củ Cò” [17, tr.104]; Đây lại là hình ảnh ngôi nhà với những nét sinh hoạt văn hóa lâu đời “Nhà cũ cột kèo mốc thếch ám khói đen như bôi nhọ nồi. Riêng cái bàn thờ ở góc nhà mới đóng còn sáng sủa. Trong ánh sáng tù mù vẫn thấy rõ trên đó treo tranh thờ có hình hai ông

thánh Mười Phan, Thai Hoại một ông mặt trắng một ông mặt đỏ” [17,

tr.106]. Chỉ có ở đây, nơi tâm tính con người thật thà, chất phác, như hạt lúa, củ khoai nên ngay trong lời tỏ tình của trai thôn gái bản cũng chân thật, không hề văn hoa, sáo rỗng như ta thường thấy ở những thanh niên nam nữ vùng xuôi “Nhưng tôi thích lấy Én làm vợ mà…Én xinh đẹp thế này, cái mông to thế này, cái máy đẻ cũng khỏe mà” [17, tr.63].

Nông thôn với đời sống nông nghiệp, văn minh lúa nước chính là khởi nguồn cho kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc tích lũy từ ngàn đời được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua con đường truyền miệng đã trở thành nguồn văn hóa nuôi

dưỡng bao tâm hồn Việt. Nhờ thế mà ngôn ngữ Việt ngày nay trở nên phong phú và giàu tính dân tộc biết nhường nào. Tận dụng sự giàu có từ văn hóa dân gian có sẵn trong ngôn ngữ nhân dân Nguyễn Hữu Nhàn đã đưa vào trong tác phẩm của mình nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao gắn liền với đời sống nông thôn truyền thống. Nói về sự thích ứng với môi trường sống nơi làng quê nhân vật Thử trong “Chớm nắng” sau nhiều năm xa quê, khi trở về làng anh đã đã tự tâm đắc và răn mình bằng câu thành ngữ “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”,

câu nói biểu hiện rõ nét văn hóa Việt Nam, cách ứng xử Việt Nam. Ở đâu thì theo phong tục tập quán ở đó, phải biết thích nghi với điều kiện chung quanh để mà sống.Thử tự răn mình phải sống cho hoàn thiện phù hợp với môi trường nông thôn. Nếu như ở phố, nhà ai biết nhà nấy nhưng về đây anh không thể sống thiếu bà con, anh em, xóm ngõ, làng mạc. Ở quê, mối quan hệ gia đình, tộc họ luôn được coi trọng và là một thứ tình cảm thiêng liêng. Người nông dân sống vì dòng tộc và dựa vào dòng tộc. Thường ngày ai có cơm người ấy ăn, ai có việc người ấy làm, họ có thể tranh cãi nhau vì tí đất, vì con gà con qué, nhưng khi có việc liên quan đến họ tộc, mọi riêng tư lại được bỏ qua chỉ còn tình máu mủ ruột già, người người đều thấm nhuần câu tục ngữ: “Máu trên rỏ máu dưới, sẩy cha vú chú”; “Một giọt máu đào hơn ao

nước lã”; “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Mọi thành viên trong dòng

tộc lại nhớ đến vị thế giữa mình với mọi người để rồi nhớ đến nguồn cội tổ tiên, gia đình, dòng họ với tôn ti trật tự của tôn tộc. Làng quê nông thôn Việt Nam muôn đời nay giàu có về tình làng nghĩa xóm , tối lửa tắt đèn có nhau, dù có nhiều khi không thể không xảy ra những xích mích nhỏ, những xô bát xô đũa, nhưng khi gia đình nào đó trong làng trong xóm có việc lớn việc nhỏ thì mọi người lại luôn nằm lòng câu nói “Hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”; “Chết một đống hơn sống một người” ……

Trong nhiều những tác phẩm của mình, Nguyễn Hữu Nhàn không quá dụng công trong lựa chọn ngôn ngữ cũng như không phải đắn đo cân nhắc nhiều khi thể hiện lời nói của nhân vật. Nhân vật của ông thường nói những lời nói hàng ngày của người nông dân nơi thôn quê. Đây là lời nhắc nhở người khác thực hiện nhanh một việc gì đó “ Thế hả, quàng lên!”, “Quàng lên kẻo bố chờ anh”; lời gọi con trai, con gái một cách xuống sã, thân mật

“Dái ơi dái”, “Đĩ ơi đĩ”; cách gọi chồng hay vợ “bố thẽm, mẹ thẽm”, hay tên

riêng của một người thay cho cả gia đình “nhà Hồng ơi nhà Hồng”, đến những lời mời, lời hỏi, lời thanh minh, lời trách móc, đều hết sức dân dã, thân thuộc với mỗi người chúng ta “Nước đã bá! Hay là được đỗ là bá chuồn luôn

đấy?”; “Các đằng ấy vưỡn chưa nghỉ hử?”; “Lão không nói gì đâu nhả. Xí

xóa, xí xóa, lão cút đây”; “Tổ sư mày, con với cái, ở nhà mà có mắt như mù”… nhà văn sử dụng các danh từ như “bủ, mọ”, “ông nguay”, cách phát âm rất khó nghe, mới nghe rất khó hiểu, những đại từ xưng hô như ông trẻ, bà trẻ, những tên nhân vật như cụ Nhất, vợ chồng Hò Hẹn, Tam, Tứ, Ước, Tình, Củ, Mộng, Mị...đã đủ gợi lên chất nông dân ở vùng trung du Bắc bộ mà cụ thể hơn là vùng trung du Phú Thọ. Đúng như nhà báo Vũ Hà đã nhận xét “đọc truyện Nguyễn Hữu Nhàn thấy rõ người nhà quê vùng đồi, lắm cọ nhiều sim! Khá nhiều lời lẽ người dân quê nhà văn đã chuyển thành ngôn ngữ nhân vật nhuần nhuyễn, vừa độc đáo, vừa thú vị. Hệ thống ngôn ngữ sử dụng trong truyện ngắn của Nguyễn Hữu Nhàn đã tạo thành cái riêng của ông, chất phác mà hóm hỉnh, mộc mạc mà không tục tĩu thô lậu, dường như còn “nguyên chất”, chưa “đánh bóng mạ kền”, nói một cách khác là chưa “đô thị hóa” ngôn ngữ ruộng đồng, quê kiểng. Đây là nét rất riêng, giàu ấn tượng của văn phong Nguyễn Hữu Nhàn, không dễ mấy người có được” [4, tr.19].

Gắn với cách sử dụng ngôn từ là giọng điệu. Theo “Từ điển thuật ngữ

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của nguyễn hữu nhàn (Trang 115 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)