Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 37 - 39)

ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.2.4.1. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Thứ nhất, Đường lối và chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

Trong quá trình đổi mới, vai trò của NN, ND, NT từng bƣớc đƣợc xác lập và đƣợc coi trọng. Điều này đƣợc thể hiện đặc biệt rõ nét kể từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo. Trải qua các kỳ đại hội Đảng vấn đề NN, ND, NT ngày càng đƣợc nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó Đảng ta đề ra các chủ trƣơng, định hƣớng đúng đắn, phù hợp với tình hình và đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Nhà nƣớc quản lý, điều hành nông nghiệp bằng các biện pháp hành chính, các phƣơng pháp, công cụ quản lý kinh tế theo quy luật thị trƣờng. TCCNNN trên địa bàn cấp tỉnh bắt buộc phải tuân theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Thứ hai, Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển của NNN nói chung và TCCNNN nói riêng. Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Vì vậy, để TCCNNN trên địa bàn cấp tỉnh diễn ra đúng định hƣớng bắt buộc phải xem xét đến điều kiện tự nhiên của vùng, tiểu vùng trên địa bàn để từ đó tạo ra lợi thế so sánh và sức cạnh tranh riêng của NNN của từng vùng, tiểu vùng, và đây cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế vùng về NNN trên địa bàn cấp tỉnh. Điều kiện KT-XH cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến QLNN về TCCNNN trên địa bàn cấp tỉnh.

Thứ ba, Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nguồn nhân lực là nhân tố tác động đến TCCNNN trên hai khía cạnh, đó là số lƣợng và chất lƣợng lao động. Cả hai khía cạnh này đều ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến phát triển và CCLNNN. Nếu lao động nông nghiệp có số

lƣợng thích hợp, đảm bảo chất lƣợng cao sẽ ảnh hƣởng tích cực đến phát triển và TCCNNN. Ngƣợc lại nếu lao động thiếu hoặc đủ về số lƣợng so với yêu cầu sản xuất, nhƣng yếu kém về chất lƣợng thì sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển và CCLNNN, đồng thời khó đạt năng suất và hiệu quả lao động cao.

Thứ tư, Trình độ khoa học công nghệ áp dụng vào SXNN

Đối với NNN, KHCN đóng vai trò to lớn thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển và CCLNNN, nó là nhân tố hàng đầu, quyết định sự thay đổi của năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, qua đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Những phát minh của KHCN đƣợc ứng dụng vào sản xuất đã và đang giúp giảm bớt lao động tay chân. Đặc biệt những công việc nguy hiểm, độc hại. KHCN phát triển còn góp phần tạo nên những phƣơng thức sản xuất mới, qua đó tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất...

Thứ năm, Thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

Thị trƣờng là yếu tố quyết định sự sống còn đối với mọi ngành kinh tế, sản xuất nông nghiệp có phát triển hay không, CCLNNN có thành công hay không là do thị trƣờng quyết định. TCCNNN cũng phụ thuộc vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. SXNN xuất phát từ thị trƣờng, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế xác định đƣợc nội dung tái cơ cấu cho từng lĩnh vực của NNN.

1.2.4.2. Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Thứ nhất, Yếu tố chính sách kinh tế

Để thực hiện TCCNNN thành công, bảo đảm đạt mục tiêu đề ra cần sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách sau:

+ Chính sách đất đai: Một chính sách đất đai tốt sẽ giúp cho CCLNNN theo lợi thế của từng vùng sinh thái và phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa lớn;

+ Chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp có vai trò tạo ra kết cấu hạ tầng để phát triển NNN. Vì vậy nó luôn là điều kiện cần để cho quá trình CCLNNN theo định hƣớng;

+ Chính sách tín dụng đáp ứng vốn cho nông dân và ngƣời sản xuất nông nghiệp vay, đầu tƣ vào các hoạt động SXNN khác nhau và vào các dự án mang tính chuyển đổi sản xuất để TCCNNN.

Thứ hai, Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Các hình thức tổ chức SXKD trong nông nghiệp chính là các tác nhân tạo ra động lực cho tăng trƣởng và CCLNN bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế trang trại và các liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, doanh nghiệp với nông dân, liên kết giữa hợp tác xã với nông dân,...

Thứ ba, Yếu tố năng lực cạnh tranh của nông sản

Năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản có ảnh hƣởng mạnh và trực tiếp đến phát triển nông nghiệp và CCLNNN. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản thấp sẽ làm cho quá trình CCLNNN diễn ra chậm và không thể đạt mục tiêu đề ra hoặc đạt ở mức thấp, gây tốn kém và lãng phí nguồn lực xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)