Thực trạng phát triển các lĩnh vực ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 50 - 53)

2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định

2.2.2.1. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt

GTSX trồng trọt theo giá so sánh năm 2010 của năm 2017 là 6.789.185 triệu đồng; năm 2018 là 7.096.022 triệu đồng; năm 2019 là 7.068.995 triệu đồng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đến năm 2020 là 669.426 tấn, tăng 1,04 % so với bình quân giai đoạn 2011-2015 và tăng 3,3 % so chỉ tiêu Nghị quyết. Trong đó, sản lƣợng thóc ƣớc đạt 644.156 tấn, tăng 14,4 % so Nghị quyết; sản lƣợng ngô ƣớc đạt 52.700 tấn, giảm 44,2% so Nghị quyết [28].

Cây lúa: sản xuất mỗi năm 03 vụ, Đông Xuân, Hè Thu và vụ Mùa; diện tích hàng năm khoảng 94.148,7 ha, năng suất bình quân 65,8 tạ/ha. Trong điều kiện nắng hạn, diện tích gieo trồng lúa giảm, nhƣng ngành Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đến nay năng suất lúa cả 3 vụ đều tăng so với năm 2019.

Cây trồng cạn: cây ngô: diện tích 7.724,6 ha, năng suất 60 tạ/ha; cây lạc: diện tích 9.841,8 ha, năng suất 35 tạ/ha; rau các loại: diện tích 16.020,8 ha, năng suất 181 tạ/ha; đậu các loại: diện tích 1.921,2 ha, năng suất 18,3 tạ/ha; cây sắn: diện tích 11.358,1 ha, năng suất 273,3 tạ/ha.

Cây lâu năm: cây điều: diện tích trồng 3.766 ha, diện tích thu hoạch 3.699 ha, năng suất 7,1 tạ/ha; cây dừa: diện tích trồng 9.234 ha, diện tích thu hoạch 9.053 ha, năng suất 116,4 tạ/ha.

2.2.2.2. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi

triệu đồng; năm 2018 là 7.312.545 triệu đồng; năm 2019 là 7.390.601 triệu đồng. Tổng đàn bò tăng mạnh giai đoạn 2017-2018 là kết quả quá trình lai tạo làm tăng tổng đàn. Tuy nhiên, sau đó giảm dần do xu hƣớng giảm hình thức chăn thả để tập trung thâm canh phát triển chăn nuôi bò thịt chất lƣợng cao.

Sản lƣợng thịt bò hơi xuất chuồng tăng đều qua các năm. Đàn heo biến động mạnh do ảnh hƣởng đợt giảm giá sâu năm 2017 và dịch tả heo Châu Phi năm 2019 đến nay đang dần phục hồi. Đàn gà phát triển mạnh, tăng đều liên tục nhiều năm. Thời điểm 01/10/2013, toàn tỉnh mới có 49 trang trại chăn nuôi, đến nay toàn tỉnh có 141 trang trại chăn nuôi, tăng 92 trang trại. Bình Định có 14 doanh nghiệp đang sản xuất chăn nuôi theo hƣớng công nghệ cao; 01 doanh nghiệp đã đƣợc công nhận Khoa học công nghệ (Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dƣ).

Toàn tỉnh có 59 trang trại chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi đƣợc chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, an toàn dịch bệnh, ATTP. Đã thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình Phát triển giống bò và Chƣơng trình bò thịt chất lƣợng cao theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, trong đó hàng năm số lƣợng đàn bò chất lƣợng cao tăng bình quân từ 10% đến 20% so kế hoạch (bò BBB, Red Angus và bò Kobe); phát triển giống gà ta, chăn nuôi heo giống cấp cụ kỵ, ông bà.

2.2.2.3. Thực trạng phát triển ngành thủy sản

GTSX thủy sản theo giá so sánh năm 2010 năm 2017 là 8.406.116 triệu đồng; năm 2018 là 8.868.923 triệu đồng; năm 2019 là 9.446.665 triệu đồng. Ngành thủy sản Bình Định đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, chứng tỏ là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực từ khai thác, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu. Ngành thủy sản luôn giữ vững nhịp độ tăng trƣởng và trở thành thế mạnh của NNN, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển.

Sản lƣợng khai thác: năm 2017: 221.008 tấn (tăng 4,2% so với năm 2016); năm 2018: 232.391 tấn (tăng 5,2% so với năm 2017); năm 2019:

245.854 tấn (tăng 5,8% so với năm 2018); năm 2020 đạt 255.450 tấn (tăng 3,99% so với năm 2019). Sản lƣợng nuôi trồng: năm 2017: 9.446 tấn (bằng 94,8% so với năm 2016); năm 2018: 10.918 tấn (tăng 15,6% so với năm 2017); năm 2019: 11.381 tấn (tăng 4,2% so với năm 2018); năm 2020 đạt 11.420 tấn (tăng 0,3% so với năm 2019) [27].

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2020

Biểu đồ 2.2. Tốc độ phát triển của sản lƣợng khai thác thủy sản của tỉnh Bình Định qua các năm (%)

Sản lƣợng khai thác thủy sản tỉnh Bình Định hàng năm luôn duy trì tăng trƣởng ở mức cao. Kinh tế thủy sản, trong đó khai thác thủy sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh (Cơ cấu nông lâm ngƣ nghiệp chiếm khoảng 30% giá trị GDP của tỉnh, trong đó thủy sản chiếm 10%). Số lƣợng tàu cá gần bờ giảm, tập trung đầu tƣ tàu cá khai thác xa bờ. Thông qua chính sách khuyến khích hỗ trợ, ngƣ dân Bình Định đã mạnh dạn đóng mới, cải hoán, thay máy nâng công suất để tham gia khai thác vùng biển xa, giảm tàu thuyền khai thác ven bờ nên sản lƣợng tăng qua các năm và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản vẫn duy trì mức ổn định.

4.2 5.2 5.2 5.8 4.5 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)