KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

1. KẾT LUẬN

Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phƣơng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết phải thực hiện CCLNN trên các phƣơng tiện thông tin; lồng ghép vào hội nghị, hội thảo của Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân; xây dựng, triển khai thực hiện, tổng kết đánh giá mô hình hiệu quả, điển hình tiên tiến để các địa phƣơng, đơn vị học tập kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn sản xuất. Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã có sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi trong SXKD nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhƣ sự cố môi trƣờng biển, hạn hán năm 2019, dịch tả lợn Châu phi và đặc biệt dịch bệnh Covid-19... nhƣng đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Trung ƣơng, sự chỉ đạo sát đúng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nên CCLNN đƣợc đẩy mạnh, đạt đƣợc một số kết quả. Tuy vậy, 05 năm qua, quá trình thực hiện kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc nhƣ CCLNN chƣa sâu rộng, hiệu quả chƣa cao; tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa gặp khó khăn, diện tích thực hiện chƣa nhiều. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, SXNN công nghệ cao chƣa nhiều, lĩnh vực hoạt động còn đơn giản, chƣa đa dạng. Chăn nuôi tập trung, trang trại đã hình thành, phát triển nhƣng phƣơng thức còn nhỏ lẻ, manh mún vẫn phổ biến, thiếu bền vững. Năng suất, chất lƣợng rừng trồng thấp; nhiều công trình cấp nƣớc sạch nông thôn chƣa phát huy hiệu quả; kinh tế hợp tác tăng nhanh về số lƣợng nhƣng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động chƣa cao. Năng suất lao động khu vực nông nghiệp còn thấp, đời sống của ngƣời nông dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng thuần nông, độc canh cây lúa.

Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm địa phƣơng của NNN và PTNT theo giá so sánh năm 2010 bình quân hàng năm tăng từ 3,2-3,6%; số xã đạt tiêu chí NTM trên 85% tổng số xã trong toàn tỉnh; 36 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; thêm 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn); tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 58%; duy trì tỷ lệ 100% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.

Đề đạt mục tiêu trên, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp bao gồm: Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách và nâng cao hiệu quả QLNN. Giải pháp về tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp theo hƣớng giá trị gia tăng về bền vững. Giải pháp về tái cơ cấu lại sản xuất theo vùng nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng. Giải pháp cơ cấu lại sản xuất theo nhóm sản phẩm nhằm phát huy các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bình Định và địa phƣơng. Giải pháp tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp. Giải pháp tăng cƣờng huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đầu tƣ công. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TCCNNN và ứng dụng KHCN, khuyến nông. Tăng cƣờng công tác giám sát, quản lý chất lƣợng, ATVSTP và phát triển các dịch vụ nông nghiệp. Giải pháp tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu và quản lý chất lƣợng sản phẩm

2. KIẾN NGHỊ

Kính đề nghị Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ quan tâm bổ sung kinh phí hỗ trợ cho tỉnh Bình Định trong quá trình CCLNNN giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030.

Kính đề nghị Thủ tƣớng Chính phủ:

Ban hành chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2021-2025 vì Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 hết hiệu lực vào năm 2020.

Đƣa mặt hàng sản phẩm thịt heo vào mặt hàng bình ổn giá.

chế biến gỗ rừng trồng tiếp cận các nguồn tín dụng ƣu đãi. Xem xét miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí để xây dựng phƣơng án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC; có chính sách phù hợp hơn nhằm tăng cƣờng lực lƣợng chuyên trách bảo vệ rừng; bổ sung kinh phí cho địa phƣơng để thực hiện công tác giao đất, giao rừng để đất rừng thực sự có chủ.

Sớm phê duyệt đƣa khu sản xuất NTTS ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ vào quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao Quốc gia. Ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với cảng cá tại Tam Quan từ cảng cá loại II qua nhóm cảng cá loại I để đầu tƣ đáp ứng yêu cầu của KTTS tỉnh Bình Định.

Xem xét, xúc tiến đầu tƣ nâng cấp cảng cá Tam Quan thành khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá ngừ đại dƣơng và đầu tƣ nâng cấp cảng cá Đề Gi thành khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá từ phía Nam tỉnh chuyển ra.

Nhà nƣớc cần tiếp tục ban hành các chính sách về phát triển sản xuất NN, NT, nhất là các chính sách về ứng dụng KHCN và phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; về khuyến khích phát triển các HTX kiểu mới; về khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào NN, NT; về tín dụng phục vụ SXNN, trong đó có hỗ trợ lãi suất vay và bảo hiểm rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)