7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý nhà nƣớc về hệ thống chợ
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ
- QLNN về hệ thống chợ là sự tác động của cơ quan QLNN đến hoạt động trao đổi mua bán của các chủ thể kinh tế hoạt động tại chợ bằng các công cụ, chính sách, biện pháp quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu.
- Cơ quan quản lý: là ngành công thƣơng và các sở ngành liên quan nhƣ tài chính, môi trƣờng, y tế, an ninh…
- Đối tƣợng quản lý: là hoạt động trao đổi, mua bán của các chủ thể tại chợ. - Công cụ quản lý: bao gồm các chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục, quy định liên quan về HĐKD ở chợ.
- Mục tiêu quản lý: nhằm đảm bảo các HĐKD tại chợ diễn ra đúng với quy định của pháp luật để duy trì sự ổn định và phát triển hệ thống chợ.
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về hệ thống chợ
Vai trò của QLNN về hệ thống chợ đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Thứ nhất, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển chợ. Nhà nƣớc ban hành hệ thống luật pháp, các nghị định, các thông tƣ, hƣớng dẫn, quyết định… nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển chợ. Các cơ quan quản lý căn cứ vào các văn bản QLNN về chợ để quản lý hệ thống chợ, đảm bảo hệ thống chợ
hình thành và phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ của địa phƣơng.
- Thứ hai, định hƣớng hệ thống chợ hình thành và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển chợ của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng. Nhà nƣớc định hƣớng cho sự hình thành và phát triển hệ thống chợ thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch chợ. Ngoài ra, sự định hƣớng, dẫn dắt hệ thống chợ hoạt động còn đƣợc thực hiện bằng các chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý chợ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Để giúp hệ thống chợ có định hƣớng đầu tƣ và hoạt động hiệu quả, các văn bản kế hoạch hóa và chính sách cũng nhƣ pháp luật của Nhà nƣớc cần phải minh bạch, rõ ràng, thống nhất và đồng bộ. Cần có sự hƣớng dẫn cụ thể của các cơ quan QLNN để hệ thống chợ đƣợc hình thành và phát triển đúng theo quy hoạch, đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân.
- Thứ ba, tạo lập môi trƣờng hoạt động, khuyến khích chủ thể đầu tƣ, kinh doanh, khai thác chợ. Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chƣơng trình, kế hoạch có liên quan đến chợ, Nhà nƣớc sẽ quản lý các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh khai thác chợ. Thông qua các văn bản, chính sách Nhà nƣớc cũng quy định rõ các nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp để thay mặt Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ các hoạt động tại chợ.
- Thứ tƣ, điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong chợ. Nhà nƣớc thông qua việc hoạch định, ban hành, thực thi các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến QLNN về hệ thống chợ để hƣớng dẫn các chủ thể kinh doanh, tiêu dùng thực hiện các hoạt động tại chợ đúng pháp luật.
- Thứ năm, giám sát, kiểm tra hoạt động về hệ thống chợ đảm bảo trật tự, kỷ cƣơng và sự phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống xã hội. Thông qua việc sử dụng công cụ pháp luật cũng nhƣ đội ngũ cán bộ, thanh
tra, UBND các cấp để quản lý chợ. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất kinh doanh theo đúng quy định tại các chợ.
1.2.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chợ
* Trách nhiệm của các Bộ, ngành
- Bộ Công Thƣơng có trách nhiệm:
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách và phƣơng hƣớng về phát triển và quản lý hoạt động chợ:
+ Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL chợ.
+ Ban hành Nội quy chợ mẫu và các văn bản hƣớng dẫn về quản lý hoạt động kinh doanh chợ.
+ Quy định cụ thể và hƣớng dẫn chế độ báo cáo hoạt động chợ. + Chỉ đạo việc tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ. + Chỉ đạo khen thƣởng, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật và Nội quy chợ. + Xây dựng, trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phát triển chợ trong từng thời kỳ và hƣớng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện.
+ Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên toàn quốc. + Hƣớng dẫn và chỉ đạo UBND cấp tỉnh xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ, ban hành các quy định cụ thể về phát triển, quản lý và khai thác chợ phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
* Ngoài ra, QLNN về chợ còn có sự tham gia phối hợp của các bộ ngành liên quan, bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Y tế, Bộ Công an và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
phát triển chợ, quản lý đầu tƣ xây dựng chợ theo phân cấp về đầu tƣ xây dựng cơ bản, thực hiện chức năng QLNN về chợ và các quy định sau:
- UBND cấp tỉnh:
+ Quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.
+ Quyết định thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của BQL chợ đối với những chợ hạng 1 (do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng).
+ Quy định cụ thể về việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ.
+ Quy định cụ thể Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Công Thƣơng ban hành và phê duyệt nội quy của các chợ hạng 1.
+ Quy định cụ thể việc xử lý vi phạm Nội quy chợ.
+ Ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phƣơng, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để phát triển mạng lƣới chợ.
+ Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tƣ xây dựng chợ hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chợ cả nƣớc và của từng địa phƣơng; chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng để đầu tƣ xây dựng chợ, đồng thời sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ chợ từ ngân sách trung ƣơng.
+ Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các BQL chợ hạng 1 do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ trên địa bàn tỉnh.
- UBND cấp huyện:
+ Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của BQL chợ đối với các chợ hạng 2, hạng 3 đang hoạt động; Phê
duyệt Nội quy chợ của các chợ hạng 2 và 3.
+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các BQL chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.
+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ trên địa bàn huyện;
- UBND cấp xã: có trách nhiệm quản lý và thực hiện các phƣơng án chuyển đổi BQL hoặc TQL các chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh) quản lý chợ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về hệ thống chợ
Căn cứ Điều 13 Nghị định số 02/2003/NĐ – CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ- CP; Nghị định số 11/VBHN-BCT ngày 23/1/2014 của Bộ Công thƣơng về phát triển và quản lý chợ quy định nội dung QLNN về hệ thống chợ bao gồm:
- Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển chợ từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lƣu thông hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân.
Việc phát triển chợ, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch chuyên ngành nhƣ: giao thông, đô thị, du lịch... của từng tỉnh, thành phố hoặc khu vực nhƣ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, khu vực miền Trung và bắc Tây Nguyên... để bố trí mạng lƣới thƣơng mại trong đó có chợ cho phù hợp. Phát huy vai trò của chợ trong việc mở rộng giao lƣu hàng hoá, phát triển sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảm bảo chợ là nơi xúc tiến thƣơng mại giữa các nhà sản xuất với các nhà kinh doanh, đáp ứng các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trƣờng. Đặc biệt xây dựng, bố trí
các loại chợ với cơ cấu hợp lý đáp ứng tốt cho nhu cầu của sản xuất, đời sống cũng nhƣ giữ gìn và phát huy phong tục tập quán lành mạnh, bản sắc văn hoá của từng vùng miền.
- Thứ hai, ban hành các chính sách đầu tƣ, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ.
Chợ gắn liền với sản xuất và lƣu thông hàng hoá nhƣng muốn phát huy tác dụng và quản lý chặt chẽ các hoạt động của chợ, cần thiết phải có hệ thống các cơ chế, chính sách từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Các chính sách này phải dựa trên thực tiễn các hoạt động của chợ nhƣng cũng phải chú trọng đến tính đặc thù của từng vùng miền: Đồng bằng, miền núi, chợ ở địa bàn trung tâm khác với chợ ở vùng sâu vùng xa. Nội dung chủ yếu của các chính sách này bao gồm: Đầu tƣ xây dựng, quản lý thƣơng nhân, thuế, giá thuê điểm kinh doanh trong chợ, mô hình quản lý chợ... Hiệu quả chính sách mang lại là hệ thống chợ từng bƣớc đƣợc đầu tƣ theo hƣớng văn minh, hiện đại; thu hút đông đảo thƣơng nhân, ngƣời sản xuất đến buôn bán; diện tích chợ đƣợc sử dụng tối đa; sản xuất và lƣu thông hàng hoá ngày càng phát triển.
- Thứ ba, chỉ đạo, hƣớng dẫn các BQL chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ.
Nhiệm vụ này có nhiều nội dung nhƣng trong đó cần nhấn mạnh đến công tác hƣớng dẫn các đơn vị này đầu tƣ xây dựng, tổ chức đấu thầu, hoặc cho thuê điểm kinh doanh trong chợ; bố trí sắp xếp các ngành hàng kinh doanh, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trƣờng; Phát huy vai trò của thƣơng nhân trong việc đẩy mạnh thu hút nguồn hàng, phát luồng hàng tới ngƣời tiêu dùng hoặc thƣơng nhân, nhà sản xuất.
- Thứ tƣ, tổ chức công tác tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nƣớc cho mọi ngƣời trong phạm vi chợ.
phổ biến và thực hiện nghiêm túc các chủ trƣơng chính sách, pháp luật của nhà nƣớc trong cuộc sống. Chợ là nơi tập trung đông ngƣời (ngƣời sản xuất, ngƣời kinh doanh, ngƣời buôn bán nhỏ, ngƣời tiêu dùng...) Vì vậy, các cơ quan QLNN trực tiếp hoặc thông qua các đơn vị: BQL chợ, công ty kinh doanh khai thác chợ thƣờng xuyên tuyên truyền cơ chế, chính sách nhà nƣớc cho mọi ngƣời đến chợ nắm đƣợc và thực hiện tốt hơn. Từ đó, góp phần đẩy mạnh sản xuất, lƣu thông hàng hoá, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhất là an ninh nông thôn. Việc tuyên truyền phải linh hoạt, với các hình thức phong phú, dễ hiểu và phải làm thƣờng xuyên liên tục. Thông qua việc tuyên truyền các đơn vị có trách nhiệm thu thập, tổng hợp những kiến nghị, thắc mắc của ngƣời dân đối với cơ chế chính sách, phản ánh kịp thời với cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
- Thứ năm, giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ, công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm
Việc tổ chức, bố trí sắp xếp về cơ cấu quản lý, hay lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp với từng loại hình chợ để quản lý tài sản Nhà nƣớc và các hoạt động trong phạm vi chợ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trƣờng chợ, quản lý các hoạt động mua bán hàng hóa, thực hiện cá nghĩa vụ kinh doanh trong chợ. Bên cạnh đó kịp thời xử lý, đề xuất xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật và vi phạm các quy định kinh doanh chợ, đảm bảo cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa thuận lợi hơn.
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hệ thống chợ
* Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc
- Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, bối cảnh thế giới và khu vực có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát triển kinh tế trong nƣớc nhƣ: Kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, xu hƣớng đa cực, đa trung tâm
diễn ra nhanh hơn; liên kết và tự do hoá thƣơng mại vẫn là xu thế chủ đạo nhƣng đan xen yếu tố bảo hộ; tác động mạnh mẽ của phát triển khoa học và công nghệ đến các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội; cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đôi với căng thẳng thƣơng mại giữa một số nền kinh tế lớn; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; biến động chính trị và xung đột xảy ra nhiều nơi; diễn biến căng thẳng ở Biển Đông đe doạ hoà bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, đại dịch Covid- 19 chƣa từng có trong lịch sử xảy ra trên toàn cầu ảnh hƣởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hậu quả dự kiến kéo dài nhiều năm.
- Việt Nam trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, những yếu tố bất định; nhƣng Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, tƣơng đối toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội, tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm ƣớc đạt khoảng 5,9% thuộc nhóm các nƣớc tăng trƣởng cao nhất khu vực, thế giới. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vững chắc, lạm phát đƣợc kiểm soát, tạo môi trƣờng và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự ổn định