7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
TP Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định. Đƣợc hiện rõ nhiều nét nổi bật trong quá trình phát triển qua những năm gần đây là tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Quá trình hình thành và phát triển đô thị nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách, tỉnh và TP cũng đã nỗ lực kêu gọi đầu tƣ từ nhiều nguồn lực khác nhau để quy hoạch, xây dựng và phát triển đồng bộ về mọi mặt.
- Khu đô thị trung tâm gồm 12 phƣờng nội thành từng bƣớc đƣợc nâng cấp, chỉnh trang đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Nhiều công trình kiến trúc đƣợc chỉnh trang và xây dựng mới nhƣ: Trung tâm hành chính thành phố, Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung, TTTM Chợ lớn, Kim Cúc, Siêu thị Metrol, các Khách sạn ven biển (Sài Gòn-Quy Nhơn, Mƣờng Thanh...) đã góp phần tạo diện mạo mới cho Quy Nhơn.
Trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, Thành ủy, UBND TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị của thành phố tập trung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội lần thứ XII đã đề ra nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
- Về cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng tăng 50,6%; dịch vụ tăng 46,3% và nông nghiệp 3,1%.
- Tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 12,4% trong đó: lĩnh vực công nghiệp tăng 12%, dịch vụ tăng 13% và nông - lâm - thủy sản tăng trên 4%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 950 triệu USD vào năm 2020.
- Về tài chính - ngân sách: Thu ngân sách thành phố hàng năm đều đạt và vƣợt chỉ tiêu trên 5%.
- Tạo việc làm mới 6000 lao động hàng năm. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dƣới 0,5%.
- Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 80%.
- Tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nƣớc sạch đạt 100% [47].