Trách nhiệm của ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình

Định về quản lý hệ thống chợ trên địa bàn thành phố

- Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP 14/01/2003; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009; Nghị định số 11/VBHN-BCT ngày

23/1/2014 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ đƣợc quy định: “áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động về chợ, bao gồm các lĩnh vực: quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ; hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ; kinh doanh mua bán hàng hoá tại chợ”.

- Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thƣơng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030.

Qua đó, quy định các cơ quan quản lý nhà nƣớc của trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc giao nhiệm vụ QLNN về chợ, có một số nội dung chủ yếu sau: - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển chợ từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phƣơng, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lƣu thông hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân.

- Ban hành các chính sách đầu tƣ, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn các BQL chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ.

- Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nƣớc cho mọi ngƣời trong phạm vi chợ.

- Giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ, công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm.

Nhằm cụ thể hóa các kế hoạch, chƣơng trình hành động của Chính phủ, của các Bộ ngành cấp trên. UBND tỉnh Bình Định đã có các Quyết định, văn bản cụ thể để chỉ đạo UBND TP Quy Nhơn khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trên:

- Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn

tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 5/3/2012 về quy hoạch phát triển thƣơng mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2025.

- Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy chế đấu thầu, kinh doanh khai thác và quản lý chợ loại 2 và 3 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

UBND TP Quy Nhơn cũng đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan đến công tác QLNN về hệ thống chợ cụ thể nhƣ:

- Quyết định 03/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 về việc ban hành Quy chế đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ hạng 2 và 3 trên địa bàn thành phố Quy Nhơn; chỉ đạo Ban quản lý chợ Khu Sáu và chợ Đầm Đống Đa nghiêm túc thực hiện Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND tỉnh Bình Định ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ của Ban quản lý chợ Khu Sáu và chợ Đầm Đống Đa;

- Quyết định số 4918/QĐ-UB ngày 10/7/2017 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của BQL chợ Đầm Đống Đa;

- Quyết định số 7429/QĐ-UB ngày 11/10/2017 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của BQL chợ khu VI;

- Quyết định số 8437/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 về việc ủy quyền UBND các phƣờng, xã phê duyệt Nội quy chợ hạng 2 và 3 tại; ban hành văn bản số 15/UBND-KT ngày 03/1/2018 về việc tăng cƣờng công tác quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố; chỉ đạo phòng kinh tế thành phố tiếp tục tham mƣu UBND thành phố khẩn trƣơng tổ chức đấu thầu đối với các chợ hạng 2, 3 do Nhà nƣớc đầu tƣ.

- UBND thành phố cũng rất quan tâm đến công tác giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nƣớc về điều kiện hoạt động kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố nên đã ban hành Quyết định số 5643/QĐ-UBND ngày 17/8/2020 nhằm tăng cƣờng quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm các trƣờng hợp có vi phạm theo quy định pháp luật; Quyết định số 6884/QĐ-UBND ngày 20/10/2020 về việc thành lập tổ công tác liên ngành tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát tại các hộ giết mổ gia cầm tại các chợ. Đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covic 19 trong giai đoạn hiện nay văn bản 1079/UBND- VX ngày 05/10/2020 về việc tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Quy Nhơn;

2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.2.1. Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố.

Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn TP Quy Nhơn đang thực hiện theo các văn bản cụ thể nhƣ sau:

* Hệ thống văn bản Trung ƣơng

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP 14/01/2003; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP 23/12/2009; Nghị định số 11/VBHN-BCT ngày 23/1/2014 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ đƣợc quy định: “áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động về chợ, bao gồm các lĩnh vực: quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ; hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ; kinh doanh mua bán hàng hoá tại chợ”.

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã nêu các nội dung quan điểm phát triển quan trọng nhƣ sau:

“1. Phát triển thƣơng mại gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất trong nƣớc trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030.

2. Kết hợp hài hòa giữa phát triển thƣơng mại trong nƣớc và thƣơng mại quốc tế, giữa mục tiêu phát huy lợi thế so sánh với bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững, giữa gia tăng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lƣợng nội địa hóa, giá trị gia tăng cao.

3. Phát triển hài hòa, đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện các hoạt động thƣơng mại, thực hiện các khâu trong quá trình thƣơng mại vì mục tiêu xây dựng một nền thƣơng mại vững mạnh và hiện đại.

4. Phát triển mạnh mẽ lực lƣợng doanh nghiệp phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế, kết hợp giữa yêu cầu phát triển các doanh nghiệp phân phối trong nƣớc có quy mô lớn với yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh tham gia thị trƣờng.

5. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động phân phối, tạo động lực cho các nhà phân phối tham gia ổn định giá cả thị trƣờng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng, xây dựng nền thƣơng mại văn minh hiện đại”.

* Văn bản địa phƣơng:

- Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 quy định nhƣ sau:

- Về số lượng chợ: trên địa bàn tỉnh là 167 chợ, với tổng diện tích các loại chợ theo quy hoạch là 945.900 m2

- Theo loại hình chợ: có 18 chợ loại 1, 29 chợ loại 2 và 120 chợ loại 3. - Theo tính chất kinh doanh chợ: có 3 chợ đầu mối nông sản, thực phẩm; 4 chợ chuyên doanh thủy sản; 2 chợ gia súc và 158 chợ kinh doanh tổng hợp.

- Về quy mô chợ: theo hƣớng kiên cố hóa, từng bƣớc hiện đại, đối với chợ đầu tƣ xây dựng mới hay cải tạo, nâng cấp từ nay trở đi, về không gian kiến trúc của chợ phải đảm bảo các yêu cầu thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, VSMT, an toàn PCCC và an toàn giao thông, sự cân đối hài hòa giữa sự phát triển của chợ với các loại hình thƣơng nghiệp khác trong khu vực và các khu vực dân cƣ.

- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 quy định cụ thể nhƣ sau:

“1. Điều chỉnh chợ Phƣớc Mỹ tại xã Phƣớc Mỹ, huyện Tuy Phƣớc trƣớc đây sang địa bàn thành phố Quy Nhơn.

2. Bổ sung quy hoạch 22 chợ trên địa bàn tỉnh”.

- Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 Quy hoạch phát triển thƣơng mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2025, thể hiện các nội dung quan điểm quan trọng nhƣ sau:

- Phát triển thƣơng mại phải phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể; bám sát Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh, Quy hoạch phát triển thƣơng mại Việt Nam giai đoạn năm 2011-2020, định hƣớng đến 2030 nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong việc đảm bảo phát triển thƣơng mại nhanh, bền vững; đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng dịch vụ, phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế,

xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển thƣơng mại phải đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển thƣơng mại nông thôn ngày càng vững mạnh, đảm bảo thực hiện tốt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ về phát triển thƣơng mại nông thôn. Bên cạnh đó phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu với phát triển thị trƣờng trong tỉnh; nâng cao vai trò cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý...

Phát triển thƣơng mại gắn kết với đầu tƣ sản xuất theo lộ trình cam kết quốc tế, đồng thời chủ động đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng trong cả nƣớc. Phát triển thƣơng mại phải gắn liền với phát triển du lịch và dịch vụ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đƣa thƣơng mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ tăng của GDP.

- Hiện nay, hệ thống chợ trên địa bàn TP Quy Nhơn đƣợc phân bổ hầu hết các phƣờng, xã (19 chợ/21 phƣờng, xã) phù hợp với kế hoạch chủ trƣơng quy hoạch hệ thống chợ của UBND tỉnh Bình Định, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, địa phƣơng trên địa bàn [48]. Quy Nhơn đã và đang tiếp tục định hƣớng các chợ hạng 1 cần chủ động phối hợp với các đơn vị tƣ vấn thiết kế có năng lực khẩn trƣơng tham mƣu UBND thành phố xây dựng phƣơng án cải tạo, nâng cấp chợ Đầm Đống Đa, chợ Khu Sáu, chợ Dinh đến năm 2025 trở thành chợ đầu mối chuyên doanh nhằm góp phần định hƣớng phát triển sản xuất cũng nhƣ cung ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trên địa bàn thành phố.

2.3.2.2. Ban hành các chính sách đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, kinh doanh chợ và tạo môi trƣờng pháp lý, thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá

nhân đầu tƣ kinh doanh, khai thác chợ. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ liên quan đến ƣu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất cụ thể nhƣ sau:

“Nhà đầu tƣ có dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực, địa bàn ƣu đãi đầu tƣ quy định tại Nghị định này đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Nhà đầu tƣ đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực, địa bàn ƣu đãi đầu tƣ quy định tại Nghị định này đƣợc miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nƣớc theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế”.

- Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 quy định chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với các chủ thể tham gia đầu tƣ chợ nhƣ sau: “Dự án đầu tƣ chợ của các thành phần kinh tế đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ nhƣ đối với các ngành nghề sản xuất, dịch vụ thuộc Danh mục lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP; đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi về tín dụng đầu tƣ theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP”.

* Ngoài những chính sách chung áp dụng trên phạm vi cả nƣớc nêu trên, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 5/3/2012 về Quy hoạch phát triển thƣơng mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2025, nhằm xây dựng và phát triển mạnh thƣơng mại theo hƣớng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trƣờng cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nƣớc.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh khai thác, quản lý chợ trên địa bàn thành phố, UBND TP Quy Nhơn đã ký ban hành Quyết định số 03/2012/QĐ-UB ngày 09/07/2012 quy định về quy chế đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ hạng 2 và 3 trên địa bàn thành phố; Quyết định số 8437/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 về việc ủy quyền UBND các phƣờng, xã phê duyệt Nội quy chợ hạng 2 và 3 trên địa bàn TP Quy Nhơn.

UBND các phƣờng, xã đã tổ chức đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý: 07 chợ (chợ Xóm Tiêu, chợ Cây Xăng, chợ Ghềnh Ráng, chợ Chƣơng Dƣơng, chợ Nhơn Lý, chợ Nhơn Hải và chợ Phú Hòa) và hình thức

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)