Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về hệ thống chợ trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về hệ thống chợ trên địa bàn

thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.4.1. Kết quả đạt được

* Về ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, đường lối

- Hệ thống các văn bản quy định QLNN về hệ thống chợ đƣợc thiết lập theo những quy định, tiêu chuẩn chung, có sự thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, nội dung quản lý đến với các BQL chợ, hộ kinh doanh và ngƣời tiêu dùng cũng đƣợc chú trọng. Công tác trao đổi thông tin liên lạc, văn bản cũng đƣợc phối hợp kịp thời giữa các phòng ban liên quan, BQL các chợ và UBND các phƣờng, xã. Các văn bản pháp luật, nội quy, quy chế chợ đƣợc niêm yết công khai tại các điểm bảng tin của chợ để các hộ kinh doanh và ngƣời tiêu dùng biết, thực hiện.

- Trong những năm qua, thành phố đã có những chính sách thu hút cán bộ, hỗ trợ học tập và nghiên cứu, cử các cán bộ đi học nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn về kiến thức và nghiệp vụ. Nhiều cán bộ đã phát huy đƣợc vai trò tích cực và năng lực của mình trong quá trình hoạch định và triển khai các chính sách của Nhà nƣớc tới từng bộ phận các thƣơng nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

* Về mô hình tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ

- Các BQL, TQL chợ hiện nay trên địa bàn TP Quy Nhơn đã tƣơng đối làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc hƣớng dẫn, quản lý các hoạt động tại chợ thuộc phạm vi quản lý. Việc thu chi các khoản phí chợ đƣợc BQL, TQL thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả, đóng góp vào NSNN hàng năm ổn định.

- Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ sang hình thức các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý theo quy định của Chính phủ đã đƣợc UBND TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện. Trên địa bàn TP đã có sự tham gia của các doanh nghiệp tham gia xây dựng, cải tạo và quản lý chợ,

bƣớc đầu có những kết quả tốt trong việc xây dựng và phát triển chợ theo hƣớng thƣơng mại, hiện đại, văn minh.

* Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Các chƣơng trình, hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh chợ về: đăng ký kinh doanh, vệ sinh ATTP, VSMT phòng chống cháy nổ chợ đƣợc tiến hành công khai, minh bạch.

- Việc xử lý các vi phạm đƣợc thực hiện nghiêm túc, có sự vào cuộc của cơ quan chức năng về vệ sinh ATTP, VSMT và sự tham gia của công an địa phƣơng để khống chế các hành vi cố tình vi phạm và vi phạm mức độ nặng trong HĐKD chợ.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Về ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật

- Các nội dung quản lý của UBND tỉnh Bình Định, Sở Công Thƣơng Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn mặc dù đã đƣợc ban hành theo hƣớng dẫn của Bộ, tuy nhiên các chính sách, nội dung chƣa chi tiết cụ thể để có thể áp dụng đối với toàn bộ hệ thống chợ trên địa bàn thành phố, mà chỉ mới tập trung quản lý các chợ hạng 1 và một số chợ hạng 2, 3.

- Việc xây dựng các văn bản pháp luật quản lý chƣa thực sự gắn với nhu cầu. Các cơ quan ban hành không nắm rõ điều kiện của địa phƣơng trong xây dựng và phát triển chợ nên các chính sách đƣa ra chƣa phù hợp với tất cả các chợ

Nguyên nhân: các quy định chung của Bộ, Sở ban ngành áp dụng cho phạm vi cả nƣớc, cả tỉnh, khi về các địa phƣơng có những đặc thù riêng nên các nội dung quản lý khó đƣa vào thực tế. Các quyết định đƣa ra không kèm theo hƣớng dẫn cụ thể nên trong quá trình triển khai có những sai lệch.

- Các quy định, nội dung quản lý chƣa mang tính dài hạn theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thiếu linh hoạt trọng áp dụng quản lý.

Nguyên nhân: sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý của tỉnh chƣa có sự thống nhất hoàn toàn trong quá trình ra quyết định, quy định quản lý. Dẫn đến sự chồng chéo một số văn bản pháp luật về quản lý đối với HĐKD, cũng nhƣ nhu cầu trao đổi, mua bán của ngƣời dân thay đổi nhanh nên phải điều chỉnh thƣờng xuyên.

* Về mô hình tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ

- Hoạt động của BQL, TQL chợ đã có những kết quả tốt, tuy nhiên phần lớn bộ máy quản lý này hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Các BQL, TQL chịu sự quản lý trực tiếp của địa phƣơng nên chỉ quan tâm tới nguồn thu mà thiếu sự quan tâm đầu tƣ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ. Mặt khác, các cán bộ của BQL, TQL chợ kiêm nhiệm nhiều công việc nên không sát sao trong việc quản lý, nhắc nhở các vi phạm trong hoạt động tại chợ.

Nguyên nhân: nhiều cán bộ trong BQL, TQL chợ chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nên việc nắm bắt các nội dung quản lý để truyền đạt, phổ biến cho ngƣời dân chƣa đầy đủ. Đặc biệt là BQL, TQL ở chợ nông thôn, hạn chế trong việc tiếp thu các kiến thức, quy định mới về HĐKD tại chợ nên hiệu quả công tác quản lý chƣa cao.

- Các doanh nghiệp tham gia xây dựng, cải tạo và hƣớng tới quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp cũng mới chỉ thực hiện đƣợc bƣớc đầu là cải tạo xây dựng hạ tầng thƣơng mại mà chƣa thực hiện đƣợc việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo nghị định của Chính phủ.

Nguyên nhân: vì các doanh nghiệp cho rằng, quản lý chợ là một hoạt động mang tính tổng thể và nhiều vấn đề bất cập mà hiện nay các mô hình BQL, TQL cho thấy rõ, các doanh nghiệp chỉ hƣớng tới mục tiêu lợi nhuận nên họ tham gia một cách thận trọng để đề phòng các rủi ro có thể gặp phải khi việc quản lý không hiệu quả.

* Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

dài, chƣa có tính răn đe cao nên việc tái phạm còn phổ biến, nhất là các vi phạm về họp chợ không đúng nơi quy định, buôn bán hàng kém chất lƣợng, không tuân thủ các quy định về bố trí hàng hóa trong ki-ốt làm ảnh hƣởng đến công tác an ninh, PCCC. Việc kiểm tra các vi phạm tại các chợ trên địa bàn xã, phƣờng, các chợ tạm không theo quy trình; việc xử phạt vi phạm không triệt để, thiếu công bằng, không phân minh.

Nguyên nhân: sự hợp tác trong việc thực thi các nội dung quản lý trong HĐKD chợ giữa các cơ quan chức năng địa phƣơng và bản thân các hộ kinh doanh còn lỏng lẻo, bản thân một bộ phận ngƣời kinh doanh và ngƣời mua tại chợ không có ý thức trong việc thực hiện quy định về HĐKD trong chợ, ý thức về xả rác thải, bảo vệ môi trƣờng, về đảm bảo an ninh, an toàn chợ. Trong khi đó, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi nên càng gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra. Hơn nữa kinh phí dành cho đội ngũ nhân lực hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, kinh phí đầu tƣ máy móc đo lƣờng phát hiện các gian lận thƣơng mại rất hạn chế.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ

Căn cứ Nghị định 114/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP, ngày 23 tháng 12 năm 2009 và Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển thƣơng mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020”, của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành; Công văn số 6363/TM-TTTN ngày 20/12/2004 của Bộ Thƣơng mại v/v thẩm định Quy hoạch phát triển hệ thống chợ Bình Định đến năm 2010;

- Kết luận số 166 - KL/TU ngày 12/11/2004 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh

uỷ (khoá XVI) tại hội nghị lần thứ 63;

- Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 quy định quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Bình Định về việc Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; - Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy chế đấu thầu, kinh doanh khai thác và quản lý chợ loại 2 và 3 trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 5/3/2012 quy định Quy hoạch phát triển thƣơng mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2025.

- Xây dựng và cải tạo các chợ truyền thống trên địa bàn TP Quy Nhơn theo hƣớng an toàn - văn minh thƣơng mại.

+ Kêu gọi doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng mới (xã hội hóa) 01 chợ đầu mối mới trên khu đất chợ Dinh đang khai thác kinh doanh (di dời chợ Dinh cũ đến địa điểm khác),

+ Nâng cấp 02 chợ hạng 1 gồm chợ Đầm Đống Đa, chợ Khu VI thành chợ đầu mối trọng điểm trên địa bàn thành phố, với phƣơng án khảo sát, dự trù kinh phí gần 37,5 tỷ đồng.

+ Xây dựng khung quy chế về chợ Vệ sinh an toàn thực phẩm để triển khai thí điểm cho Chợ Đầm, chợ khu VI, sau đó nhân rộng đến các chợ còn lại.

+ Đến năm 2023 thành phố sẽ hoàn thành việc tổ chức đấu thầu đối với 16 chợ hạng 2, 3 để tổ chức doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu quản lý, khai thác.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về hệ thống chợ

- Ban hành, phổ biến các chính sách, quyết định trong QLNN về hệ thống chợ trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định một cách sâu rộng tới các cá nhân, tổ chức liên quan gồm ban thanh tra, giám sát, BQL chợ, doanh nghiệp đầu tƣ, hộ kinh doanh, thƣơng nhân, ngƣời tiêu dùng, nhằm thúc đẩy HĐKD chợ diễn ra thống nhất và hiệu quả.

- Thực thi các chính sách quản lý cần có văn bản hƣớng dẫn kèm theo cụ thể, rõ ràng. Tránh sự hiểu sai, lệch lạc, thiếu sót trong quá trình thực hiện của các địa phƣơng, cơ quan chức năng, chủ thể kinh doanh trực tiếp tiếp nhận các quyết định quản lý.

- Tiến hành triển khai kế hoạch thống kê, điều tra các tổ chức, cá nhân HĐKD ở các chợ trên địa bàn toàn tỉnh để nắm bắt đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, phục vụ cho công tác dự báo thị trƣờng, ban hành chính sách quản lý phù hợp.

- Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: Giao trách nhiệm chính đối với HĐKD tại các chợ cho Ban quản lý, phƣờng, xã. Phòng Kinh tế thành

phố có vai trò hƣớng dẫn và giám sát chung về mặt QLNN.

- Phòng Kinh tế có kế hoạch tham mƣu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh, bổ sung thành viên các Tổ công tác liên ngành thành phố triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn nhằm hạn chế các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng, hoạt động kinh doanh không có giấy phép kinh doanh của cấp có thẩm quyền.

- Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống PCCC tại các điểm kinh doanh, tại khu vực chợ theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ. Quy định rõ trách nhiệm quản lý đối với vấn đề PCCC cho các BQL, doanh nghiệp quản lý chợ

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

- Quy hoạch phát triển chợ là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thƣơng mại. Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch là: bố trí mạng lƣới phân phối phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố định hƣớng đến năm 2030, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng mạng lƣới chợ phù hợp với quy hoạch của các ngành sản xuất; quy hoạch mạng lƣới giao thông; quy hoạch phát triển đô thị, du lịch. Đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và nâng cao vai trò của chợ là nơi xúc tiến thƣơng mại, là cầu nối giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh và giữa các nhà kinh doanh với nhau.

- Quy hoạch chợ theo những định hƣớng chủ yếu là: Củng cố và phát triển mạng lƣới chợ hiện có trên địa bàn TP, nghiên cứu, tính toán để mở thêm các chợ mới ở những địa phƣơng chƣa có chợ nhƣng có nhu cầu thực sự cần phải mở chợ. Tận dụng lợi thế thƣơng mại để xây dựng các chợ đầu mối,

chuyên doanh góp phần định hƣớng sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng.

- Xây dựng không gian kiến trúc chợ bảo đảm thuận lợi cho các HĐKD, có tác dụng thu hút hộ kinh doanh cố định vào chợ ngày càng đông nhằm sử dụng tốt cơ sở vật chất đã đầu tƣ xây dựng. Tính toán và bố trí nguồn vốn đầu tƣ cải tạo, nâng cấp chợ trong cả thời kỳ quy hoạch và từng năm một cách khả thi, chủ động, đáp ứng các nguyên tắc, quy định về đầu tƣ phát triển chợ. Định hƣớng mô hình bộ máy tổ chức nhằm quản lý, khai thác các loại hình chợ ở từng địa phƣơng một cách có hiệu quả.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ

- Hiện nay, phần lớn các khoản thu từ các chợ trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là thu từ lệ phí chợ và cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ. Bên cạnh các khoản thu này, các đơn vị kinh doanh chợ cũng tổ chức các dịch vụ có thu khác từ các hộ kinh doanh và khách hàng của họ nhƣ cung cấp điện nƣớc, trông giữ xe, hàng ngày và đêm, dịch vụ vệ sinh môi trƣờng… Các khoản thu trên những dịch vụ này thƣờng nhỏ và chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số thu từ các chợ trên địa bàn thành phố hiện nay. Tuy nhiên trong xu hƣớng phát triển kinh doanh hiện đại, việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ làm tăng thêm các khoản thu và trở thành nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh chợ. Đồng thời, việc phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ tại các chợ nhằm phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm của địa phƣơng và phát triển thƣơng nhân tại các chợ. Tuy nhiên, thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ tại các chợ vẫn còn nhiều hạn chế cả về sự hiện diện của các loại hình dịch vụ và chất lƣợng của dịch vụ đƣợc cung ứng. Thực trạng này có nguồn gốc sâu xa từ trình độ kém phát triển của hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hệ thống chợ đồng thời phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)