VI SINH VẬT TRONG ĐẤT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 54 - 57)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4. VI SINH VẬT TRONG ĐẤT

Vi sinh vật (VSV) sống trong đất rất đa dạng và phong phú về số lượng, chủng loại và hoạt động sống. Lợi ích của chúng đối với môi trường

đất, đặc biệt vấn đề cải thiện chất lượng đất trồng trọt (vật lý, hóa học và sinh học đất) và góp phần tăng năng suất cây trồng là rất lớn. Trong vi sinh vật đất, vi khuẩn là nhóm chiếm ưu thế (92 - 94%) còn vi nấm và xạ khuẩn chiếm tỉ lệ không đáng kể (Bùi Ngọc Dung, 2000). Chúng tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất thông qua các hoạt động như mùn hóa và khoáng hóa chất hữu cơ, đồng thời chuyển hóa các chất khoáng khó tiêu thành dễ tiêu từ đó cải thiện độ phì nhiêu của đất.

Trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là quá trình thâm canh con người đã tác động vào đất bằng nhiều biện pháp kỹ thuật như bón phân, làm đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…đã làm cho hệ vi sinh vật đất ngày càng thay đổi theo chiều hướng có thể tốt lên hoặc xấu đi và việc thay đổi hệ vi sinh vật đất ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng của đất sản xuất nông nghiệp. Ngược lại những thay đổi về tính chất vật lý và hoá học đất đều ảnh hưởng đến sự đa dạng cũng như mật độ và sinh khối vi sinh vật trong đất. Theo Doran và Parkin (1994) [33]; Kennedy và Smith (1995)[34] ; Sparling (1997) [35], các thông số về sự đa dạng, phong phú của mật độ và sinh khối vi sinh vật là các chỉ sốđánh giá chất lượng đất.

Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và chế độ phân bón đến vi sinh vật đất là hết sức cần thiết trong thâm canh rau đặt biệt là tổng vi sinh vật hiếu khí của đất. Đối với đất trồng rau vùng nghiên cứu, mật độ vi sinh vật hiếu khí tổng số thấp dao động từ 3,10x103 – 4,78x103

Cfu/g, trung bình 3,74x103 Cfu/g. Tổng vi sinh vật đối kháng trung bình 19x101 Cfu/g rất thấp. Theo Dkhar (2011) và R. Scotti và ctv (2015) [36] cho rằng mật độ của vi sinh vật hiếu khí tổng số đa số là các vi sinh vật có lợi trong môi trường đất và mật độ vi sinh vật hiếu khí tổng số ≤ 103 cfu/g đất thì đất có sự ôxy hóa thấp (khoáng hóa thấp) và ngược lại mật độ của vi sinh vật tổng số yếm khí cao đã số là các vi sinh vật không tốt cho môi trường đất. Qua đây cho thấy đất trồng rau vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng vùng nghiên cứu có mật độ tổng ví sinh vật hiếu khí thấp. Không phát hiện nhiễm E.Coli trong đất trồng rau hoa khu vực nghiên cứu

Bảng 3. 5 Một số VSV tổng số, VSV đối kháng và E. colitrong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng.

ĐƠN DƯƠNG VSV tổng số (Cfu/g) Tổng VSV đối kháng (Cfu/g) E. coli (Cfu/g)

n (số mẫu) 68 68 68

Trung bình 3845,279 19,235 KPH

Độ lệch chuẩn ±838,216 ±3,821 KPH

GTNN 2398,00 13,00 KPH

GTLN 6124,00 30,00 KPH

ĐỨC TRỌNG VSV tổng số (Cfu/g) Tổng VSV đối kháng (Cfu/g) E. coli (Cfu/g)

n (số mẫu) 70 70 70

Trung bình 3758,900 18,743 KPH

Độ lệch chuẩn ±482,890 ±2,339 KPH

GTNN 2773,00 14,00 KPH

GTLN 4961,00 25,00 KPH

Qua bảng 3.5 cho thấy, vùng canh tác rau huyện Đơn Dương, mật độ trung bình 3,85x103 Cfu/g; khoảng mật độ tập trung dao động từ 3,01x103 – 4,68x103 Cfu/g. Tổng vi sinh vật đối kháng trung bình 19x101 Cfu/g. Không phát hiện nhiễm E.Coli trong đất trồng rau khu vực nghiên cứu. Vùng canh tác rau huyện Đức Trọng, mật độ trung bình 3,76x103 Cfu/g; khoảng mật độ tập trung dao động từ 3,28x103– 4,24x103 Cfu/g. Tổng vi sinh vật đối kháng trung bình 25x101 Cfu/g. Không phát hiện nhiễm E.Coli trong đất trồng rau khu vực nghiên cứu.

So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.4 cho thấy, phần lớn hàm lượng VSV tổng số và VSV đối kháng của đất canh tác rau có xu hướng không vượt ngưỡng quy định đối với đất nông nghiệp, chứng tỏ trong quá trình canh tác một số hộnông dân cũng đã chú ý đến bón phân hữu cơ để cải tạo hàm lượng VSV tổng số và VSV đối kháng trong đất.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)