3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1. pH trao đổi của đất pH(KCl)
pH đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ phì nhiêu đất, nó ảnh hưởng đến các quá trình lí hóa, sinh học trong đất và có tác động đến cây trồng. Độ pH ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của bộ rễ cây trồng và khảnăng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Mỗi loại cây trồng có một khoảng pH thích hợp nhất định.
Trong môi trường đất pH ảnh hưởng đến khả năng di động hay cốđịnh của các nguyên tố hóa học đất (kể cả các độc tố và các chất dinh dưỡng của đất). Do vậy nghiên cứu và đánh giá chất lượng của đất trồng trọt thì yếu tố đầu tiên được các nhà thổnhưỡng và dinh dưỡng cây trồng quan tâm đó là độ pH trong môi trường đất.
Qua bảng 3.2 và hình 3.10 cho thấy, vùng trồng rau của huyện Đơn Dương độ pH (KCl) dao động từ 5,42 - 7,82, trung bình là 6,38, có hơn 68% mẫu đất có giá trị thuộc khoảng 5,80 – 6,85. Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) pH (KCl) chua ít (5,1 – 5,5) 3% và gần trung tính (5,6 - 6,5) 71%, trung tính (6,6 – 7,0) 16%, kiềm yếu (7,1-7,5) 9%, kiềm (7,6 – 8,0) 1%. Vùng trồng rau của huyện Đức Trọng độ pH (KCl) dao động từ 5,98 – 7,54, trung bình là 6,23 có hơn 68% số mẫu đất nghiên cứu có giá trị thuộc khoảng 5,89 – 6,87. So với mẫu đối chứng, độ pH(KCl) trong đất trồng rau, trung bình cao hơn khoảng 2,21. Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) pH (KCl) chua (4,1 – 4,5) 1% và chua ít (5,1 – 5,5) 7% và gần trung tính (5,6 - 6,5) 80%, trung tính (6,6 – 7,0) 9%, kiềm yếu (7,1-7,5) 3%.
Hình 3. 10 ĐộpH (KCl) đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng
Đa số các loại rau đang canh tác vùng Nông nghiệp công nghệ cao của 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương đều thích nghi với khoảng giá trị pH từ 5,5 đến 7,0. Điều kiện pH ở mức 7,0 coi như là lý tưởng đối với đại đa số cây trồng. So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.2 cho thấy có khoảng 68% giá trị pH vùng lấy mẫu nghiên cứu là cao hơn, chứng tỏ trong quá trình canh tác nông dẫn đã có tác động đến vấn đề cải tạo độ chua của đất.
Trong quá trình canh tác bón các chất cải tạo đất đặt biệt là vôi không đúng về liều lượng đặt biệt là bón với lượng quá cao và quá nhiều lần bón trong 1 năm (như kết quả điều tra tập quán canh tác nông hộ) trong thời gian dài sẽ làm cho đất bị kiềm hóa, một số hộ thì lại ít quan tâm đến cải tạo độ pH kết quả làm cho đất bị chua hóa. Tất cả các hình thức canh tác này đều dẫn đến làm cho đất trồng trọt bị suy thoái.
Bảng 3. 2 Một số tính chất hóa học tổng số và dễ tiêu trong môi trường đất trồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng.
ĐỨC
TRỌNG Tổng số mẫu (n) nhỏ nhấtGiá trị lớn nhấtGiá trị Trung bình
Độ lệch chuẩn Đất rừng pH (KCl) 70 4,71 7,54 6,21 ±0,46 6,21 OM(%) 70 1,3 6,07 3,61 ±1,06 3,59 N(%) 70 0,07 0,21 0,14 ±0,02 0,1 P2O5 (%) 70 0,17 0,89 0,36 ±0,15 0,3 K2O (%) 70 0,37 2,12 0,83 ±0,26 0,51 K2Odt (mg/100g) 70 10,3 103,38 39,54 ±12,67 10,36 P2O5dt (mg/100g) 70 2,53 160,03 56,87 ±29,66 9,63 ĐƠN
DƯƠNG Tổng số mẫu (n) nhỏ nhấtGiá trị lớn nhấtGiá trị Trung bình
Độ lệch chuẩn Đất rừng pH (KCl) 68 5,42 7,82 6,37 ±0,5 6,67 OM(%) 68 1,84 5,11 3,41 ±0,89 3,84 N(%) 68 0,07 0,21 0,15 ±0,03 0,18 P2O5 (%) 68 0,15 0,68 0,35 ±0,14 0,42 K2O (%) 68 0,08 2,21 0,82 ±0,34 1,09 K2Odt (mg/100g) 68 4,71 84,76 37,22 ±13 44,82 P2O5dt (mg/100g) 68 4,3 139,16 53,09 ±26,39 57,69