3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.6 Các cation trao đổi (CEC)
Là tổng số cation được đất giữ ở trạng thái trao đổi trong 100 gam đất, tính bằng ly đương lượng gam. CEC là chỉ tiêu quan trọng của độ phì nhiêu đất, nó phản ánh khả năng giữ vào trao đổi chất dinh dưỡng giữa dung dịch đất với hệ rễ cây trồng đồng thời hạn chế khả năng rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ.
CEC phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu đó là hàm lượng và bản chất mùn, khoáng sét trong đất, pH và SiO2/R2O3. Đất càng nhiều mùn và montmorilonit (khoáng sét 2:1) thì CEC càng lớn; tỷ lệ SiO2/R2O3 càng lớn thì CEC càng lớn; độ pH đất tăng lên thì CEC cũng tăng lên (Theo phân cấp hàm lượng
CEC trong đất của Hội khoa học đất Việt Nam, 2009 và FAO (CEC <5 rất thấp; =<10 thấp; =<25 trung bình; =<40 khá; >40 cao).
Bảng 3. 3.Một số tính chất hóa học về độ pH, cation trao đổi và các nguyên tố di động trong môi trường đấttrồng rau của huyện Đơn Dương và Đức Trọng.
ĐỨC
TRỌNG Tổng số mẫu (n) nhỏ nhấtGiá trị lớn nhấtGiá trị Trung bình
Độ lệch chuẩn rừngĐất CEC (meq/100g) 70 0,1 18,63 12,4 ±2,65 12,39 Ca2+ (meq/100g) 70 2,96 14,53 10,01 ±1,95 9,97 Mg2+ (meq/100g) 70 0,21 3,93 0,87 ±0,51 0,88 Fe dđ (meq/100g) 70 13,16 20,02 15,85 ±1,36 15,87 Al3+ (meq/100g) 70 0,08 3,27 0,58 ±0,67 0,61 ĐƠN
DƯƠNG Tổng số mẫu (n) nhỏ nhấtGiá trị lớn nhấtGiá trị Trung bình
Độ lệch chuẩn rừngĐất CEC (meq/100g) 68 5,46 21,43 11,8 ±3,25 11,4 Ca2+ (meq/100g) 68 4,45 17,61 9,34 ±2,53 9,04 Mg2+ (meq/100g) 68 0,26 2,31 1,01 ±0,63 1,63 Fe dđ (meq/100g) 68 10,21 20,55 15,86 ±1,56 16,09 Al3+ (meq/100g) 68 0,07 2,17 0,48 ±0,56 0,86
Qua hình 3.15 và bảng 3.3 cho thấy, vùng trồng rau huyện Đơn Dương, CEC dao động từ 5,46 meq/100g - 21,43 meq/100g, trung bình 11,80 meq/100g, khoảng dao động các mẫu đất thu thập xuất hiện trên 68% có giá trị từ 8,57 – 15,53 meq/100g; Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) CEC thấp (<10 meq/100g) là 35% và trung bình (<25 meq/100g) là 65%.
Hình 3. 15 Hàm lượng CEC trong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng
Vùng trồng rau huyện Đức Trọng, CEC dao động từ 5,38 meq/100g - 18,63 meq/100g, trung bình 12,58 meq/100g, khoảng dao động các mẫu đất xuất hiện trên 68% có giá trị từ 10,37 – 14,79 meq/100g; Qua phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ (%) CEC thấp (<10 meq/100g) 11% và trung bình (<25 meq/100g) 89%. So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.3 cho thấy, phần lớn hàm lượng CEC của đất canh tác rau có xu hướng cao hơn và có một sốnơi thấp hơn, chứng tỏ trong quá trình canh tác một số hộ nông dân cũng đã chú ý đến bón phân hữu cơ để cải tạo hàm lượng CEC trong đất và một số hộ thì ngược lại do vậy đã làm cho CEC trong đất giảm đi.