Hàm lượng Fe (dđ) di động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 51 - 52)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.9 Hàm lượng Fe (dđ) di động

Fe cần cho việc vận chuyển electron trong quá trình quang hợp và các phản ứng ôxy hóa-khử trong tế bào. Fe nằm trong thành phần của Fe- porphyrin và Ferrodoxin, rất cần cho pha sáng của quang hợp. Fe tham gia hoạt hóa nhiều enzim như: catalaz, sucxinic dehydrogenaz và aconitaz. Fe di động trong đất là sắt dễ dàng trao đổi trong dung dịch đất cung cấp sắt cho rễ cây trồng, nhưng nếu hàm lượng Fe di động quá cao sẽ là nguyên nhân gây ngộđộc cho cây trồng.

Từ hình 3.18 và bảng 3.3 vùng trồng rau huyện Đơn Dương cho thấy, hàm lượng Fe di động dao động từ 10,2 đến 20,5 meq/100g đất, trung bình 15,8 meq/100g đất. Vùng trồng rau huyện Đức Trọng cho thấy, hàm lượng Fe di động dao động từ 13,1 đến 20,02 meq/100g đất, trung bình 15,8 meq/100g đất. So với đất rừng chưa qua canh tác ở bảng 3.3 cho thấy, phần lớn hàm lượng Fe di động của đất canh tác rau có xu hướng cao hơn và một số nơi thấp hơn, chứng tỏ trong quá trình canh tác dưới tác động của kỹ thuật bón phân đã làm cho hàm lượng Fe dđ vùng chuyên canh rau của hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng ngày càng tăng cao có thể dẫn đến ngộ độc sắt trong môi trường đất với cây trồng.

Hình 3. 18 Hàm lượng Fe dđtrong đất của vùng chuyên canh rau huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Qua đây cho thấy hàm lượng sắt di động trong đất trồng rau vùng nghiên cứu tương đối cao, có thể dẫn đến ngộc độc sắt đối với một số loại cây trồng trong cơ chế sinh lý không cần quá nhiều sắt (như đa số các loại hoa và một số loại rau) thường chỉ cần hàm lượng sắt dễ tiêu không quá 150ppm/kg đất. Khi hàm lượng sắt đi động cao cùng với pH thấp là nguyên nhân dẫn đến cản trở hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ và có thể dẫn đến thối rễ tơ, đồng thời đối kháng với hấp thu lân của cây trồng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)