Phương pháp điều tra thu thập thông tin tập quán canh tác các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.5.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin tập quán canh tác các

các loại rau củ quả của nông dân vùng nghiên cứu dựa trên phiếu thông tin in sẵn.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn nông dân (điều tra nhanh dựa trên phiếu thông tin in sẵn PRA) về diện tích, năng suất, tình hình sử dụng phân bón, các nông dược BVTV và phương thức canh tác sử dụng đất. Tổng số phiếu là 60, tương đương mỗi huyện điều tra 30 phiếu.

- Thực trạng về diện tích và chủng rau thuộc vùng Nông nghiệp Công nghệ cao của hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương.

- Kỹ thuật canh tác, sử dụng đất - Cơ cấu giống

- Tình hình sử dụng phân bón

2.5.2 Phương pháp thực địa thu thập thông tin khoanh vùng nghiên cứu và thu thập mẫu đất.

Phương pháp thực địa khoanh vùng và thu thập mẫu đất trồng một số loại cây rau chính của vùng Nông nghiệp Công nghệ cao thuộc 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng với tổng số lượng mẫu thu thập 138 mẫu cho hai huyện, trong đó huyện Đức Trọng thu thập 70 mẫu và huyện Đơn Dương thu thập 68 mẫu.

* Mẫu đất phân tích dung trọng, tỉ trọng và độ xốp được thu thập theo TCVN 5297: 1995 và TCVN 7538-2:2005 [17]bằng bộ dụng cụ chuyên dùng (ống kim loại có thể tích 100 cm3). Mẫu đất phân tích đoàn lạp được thu thập theo TCVN 5297: 1995 và TCVN 7538-2:2005[17] bằng bộ dụng cụ chuyên dùng (xẻng cầm tay và hộp nhựa đựng mẫu).

* Mẫu đất phân tích một số chỉ tiêu hóa học được thu thập theo TCVN 5297: 1995 (ISO 10381-4) [18]bằng bộ dụng cụ chuyên dùng (khoan tay). Mẫu đất được lấy ở tầng canh tác với độ sâu từ 0 – 30 cm. Trên mỗi thửa ruộng lấy từ 5 – 10 mẫu tùy vào diện tích thửa ruộng, cách lấy mẫu theo hai đường chéo góc, mỗi địa điểm lấy khoảng 0,5 kg, mẫu thu thập được trộn đều loại bỏ rác, rễ cây và lấy mẫu hỗn hợp khoảng 1kg, cho vào túi ni long có ký hiệu mẫu, người lấy mẫu, ngày lấy mẫu.

Vị trí lấy mẫu không ở mép vườn hay những nơi đang ủ phân hoặc đã từng ủ phân và nơi tập trung phân bón.

* Mẫu đất để phân tích vi sinh vật theo TCVN 7538 - 2 : 2005 (ISO 10381 - 2 : 2002) [19]; Chất lượng đất - lấy mẫu - phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. Bảo đảm an toàn trong quá trình lấy mẫu theo TCVN 7538-3 (ISO 10381-3) [20]; Chất lượng đất - lấy mẫu - phần 3: Hướng dẫn an toàn. Bảo quản mẫu đất theo TCVN 7538-6:2010 (ISO 10381-6:2009) [21] ; Chất lượng đất - lấy mẫu - phần 6: Hướng dẫn về thu thập, xử lý và bảo quản mẫu đất ở điều kiện hiếu khí để đánh giá các quá trình hoạt động, sinh khối và tính đa dạngcủa vi sinh vật trong phòng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)