CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
2.3. Phân tích thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang EU
2.3.2. Chính sách xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang EU
a. Chính sách phát triển mạng lưới xúc tiến xuất khẩu
Về mạng lưới các tổ chức hỗ trợ cho công tác XTXK cà phê cũng gia tăng qua các năm. Các tổ chức này được hình thành từ cấp Trung ương đến địa phương, bao gồm cả các tổ chức do Nhà nước thành lập, địa phương thành lập, và các tổ chức hiệp hội phi Chính phủ do các nhà sản xuất và xuất khẩu thành lập.
Các tổ chức của Chính phủ có thể kể đến như: Cục Xúc tiến thương mại, Viện Nghiên cứu, các Trung tâm thơng tin, trường đào tạo, báo chí chun ngành. Các tổ chức phi Chính phủ có các hội như Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, Hiệp hội cà phê Muôn Ma Thuột,… Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI),…
Ngày 30/7/2013, theo đề nghị của Cục Trồng trọt, Viện Chính sách và Viện Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB thành lập ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một ban điều phối ngành hàng nơng sản có sự tham gia đại diện của các khối công và tư, khẳng định sự ủng hộ, sự cam kết của ngành nông nghiệp trong việc tăng cường hợp tác công tư, nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam. Ban điều phối ngành hàng Cà phê Việt Nam sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chính sách, chiến lược, định hướng ngành; chỉ đạo thực hiện, đánh giá chất lượng cà phê, làm đại diện cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tổ chức Cà phê Quốc tế, đồng thời phối hợp với Ủy ban Cà phê Việt Nam để điều phối các chương trình sản xuất - chế biến – thương mại cà phê trong nước.
Các tổ chức XTXK cà phê của Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng, đa dạng về hình thức hoạt động, hiệu quả của các tổ chức này cũng tăng lên rõ rệt trong thời gian qua. Sự hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến do Nhà nước thành lập và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong hiệp hội góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê. Tuy có sự gia tăng về số lượng nhưng các tổ chức xúc tiến vẫn chưa phát huy hết vai trị của mình, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước, các tổ chức xúc tiến, doanh nghiệp và người nông dân nên hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa để phát huy hết vai trò của các tổ chức này trong hoạt động XTXK cà phê.
Kỹ thuật thực hiện và sự thành cơng của chính sách XTXK phần lớn được quyết định bởi cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động triển khai các chính sách mà Nhà nước đã ban hành. Trong đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động triển khai chính sách XTXK bao gồm: hệ thống các trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm thông tin thương mại, mạng lưới thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại ở nước ngoài.
Trong thời gian qua, Nhà nước cũng đã chú trọng tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu. Hệ thống giao thông ngày càng hiện đại, kho hàng, bến cảng, mạng viễn thông, cung cấp điện nước, các dịch vụ logistics và phương tiện vật chất khác… đã tăng lên nhanh chóng và chất lượng của các hệ thống này được đảm bảo ở mức độ tốt hơn. Chính thơng qua những chính sách này đã tạo thuận lợi cho việc vận chuyển cũng như bảo quản hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo hàng được chuyển đến nhà nhập khẩu nhanh chóng, an tồn, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nhà nước cũng đã xây dựng và triển khai hệ thống thông tin thương mại quốc gia, cung cấp thông tin thương mại, đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại cho các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu và các khách hàng. Hệ thống thông tin về sản xuất trong thời gian qua đã giúp cho bà con nơng dân nắm bắt được những chính sách của Nhà nước cũng như quy trình cơng nghệ cho sản xuất. Vì vậy mà năng suất cây cà phê cũng có sự gia tăng trong những năm qua. Ngoài ra, hệ thống thơng tin thương mại quốc gia hình thành cịn đáp ứng yêu cầu những thông tin liên quan đến thương mại, xuất khẩu, thị trường xuất khẩu,… từ đó kết nối nhà xuất khẩu trong nước và nhà nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp kinh doanh cà phê có nhiều cơ hội tìm đối tác, xúc tiến giới thiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình.
Việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành cà phê trong thời gian qua đã tạo ra thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê, góp phần tăng năng suất và sản lượng xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên nguồn vốn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế, đầu tư cơ sở hạ tầng còn thiếu sự giám sát chặt chẽ nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Cơ sở hạ tầng vẫn chưa phát triển tương xứng để có thể phát huy hết thế mạnh và tiềm năng ngành cà phê. Vì vậy nên tập trung đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành cà phê vẫn cần được chú trọng hơn nữa.
c. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Trước nhu cầu lớn về đào tạo nguồn nhân lực hoạt động ngoại thương và XTXK của cả mạng lưới xúc tiến xuất khẩu, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức hỗ trợ thương mại đã
cung cấp nhiều lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo khoa học với các chỉ đề như: “Xúc tiến thương mại ở Việt Nam”, “Tập huấn về công tác xúc tiến xuất khẩu”, “Nghiên cứu thị trường xuất khẩu cà phê”… Những hội thảo, hội nghị và các dự án này đã có tác động dụng rất tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.
Thực tế công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất xuất khẩu cà phê và XTXK cà phê đã được khá chú trọng trong thời gian qua tuy nhiên việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực vẫn chưa thực hiện một cách thường xun đều đặn, vẫn cịn nhiều cán bộ có trình độ và chất lượng cao. Phần lớn cán bộ cơng tác xuất khẩu và XTXK vẫn cịn gặp hạn chế về chuyên môn và rào cản ngôn ngữ. Các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam cần phải có hiểu biết về hệ thống vơ cùng phức tạp và rộng lớn những quy tắc, luật lệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của các tổ chức quốc tế khác cũng rất nhiều các Hiệp định song phương và đa phương khác để có thể hình thành lên các chiến lược quốc gia hiện thực và bán được sản phẩm ra thị trường nước ngồi. Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đã được triển khai nhưng hiện nay ở nước ta mới chỉ có rất ít các chun gia ở lĩnh vực này nên nhiệm vụ đào tạo và phổ biến kiến thức về hiệp định WTO và các Hiệp định khu vực, quốc tế khác trở nên khó khăn. Vì vậy trong thời gian tới, Nhà nước cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực này.
d. Chính sách đẩy mạnh quảng bá hình ảnh
Nhằm đẩy mạnh việc và quảng bá hình ảnh cho cà phê Việt Nam, Nhà nước phối hợp với các cơ quan, hiệp hội ngành hàng cà phê để tổ chức nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá cà phê mang tầm quốc gia trong những năm qua.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên, được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận mang tầm vóc một lễ hội tầm quốc gia, được tổ chức định lỳ hai năm một lần. Lễ hội nhằm tơn vinh cà phê, lồi cây chiến vị trí độc tơn trong cơ cấu cây trồng ở đây và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của Việt Nam, loài cây đã đem lại sự ấm no, trù phú cho vùng đất cao này. Với lễ hội này, có nhiều hoạt động đặc sắc như: Hội chợ - triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt, hội thi pha chế, hành trình du lịch cà phê,… Năm 2018, lễ hội đã có 235 tổ chức và doanh nghiệp trong và ngồi nước tham gia, đây là một lễ hội quảng bá cà phê lớn của Việt Nam. Đặc biệt, lễ hội này có sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ EU, giúp các doanh nghiệp này hiểu rõ hơn về mặt hàng cà phê của Việt Nam, từ đó mở rộng hợp tác và ký kết thêm nhiều dự án mới, giúp hình ảnh mặt hàng cà phê của Việt Nam được quảng bá rộng rãi.
Những hoạt động xúc tiến xuất khẩu thơng qua các chương trình, lễ hội, hội chợ triển lãm, cả trong và ngoài nước trong những năm qua đã mang lại nhiều kết quả đáng mừng cho ngành cà phê Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước và quốc tế khi tham gia vào các hoạt động này sẽ biết và hiểu hơn về sản phẩm cà phê Việt Nam. Đặc biệt những hoạt động XTXK được tổ chức thường xuyên và đều đặn cũng đã góp phần tăng nhận thức của người dân về giá trị xuất khẩu cây cà phê cũng như quảng bá hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt Nam.