CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
3.3. Một số kiến nghị
Bộ Công thương, cần xem xét và điều chỉnh cơ chế, chính sách sao cho phù hợp trong việc điều tiết các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp; ngồi ra, Bộ Cơng thương cần cung cấp thông tin một cách đầy đủ và liên quan mật thiết đối với thị trường xuất khẩu. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ có liên quan và các cơ quan liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung cà phê, tình hình xuất khẩu cà phê và thực hiện dự trữ lưu thơng, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê. Bộ Công thương cần phối hợp chặt chẽ với các Sở Công thương các tỉnh trong hoạt động sản xuất, thúc đẩy, giới thiệu cho các doanh nghiệp những dự án xúc tiến xuất khẩu cà phê có tính động lực, cơng nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng lớn; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh tối ưu hóa các điều kiện đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường cho doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cần xem xét và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành và địa phương trong việc tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, đảm bảo được kế hoạch sản xuất cà phê.
Bộ Tài chính, cần xem xét và điều chỉnh cơ chế, chính sách, nghiên cứu tỷ lệ điều tiết hợp lý cho ngân sách trong những hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nghiên cứu kỹ những dự án xúc tiến xuất khẩu có tiềm năng, có khả năng thu lại lợi nhuận lớn, từ đó chi và thu ngân sách phù hợp với các hoạt động trên.